Tin KHCN trong nước
Ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (22/04/2016)
-   +   A-   A+   In  

Mới đây, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp Quốc gia do Bộ KH&CN tổ chức đã đánh giá nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” mã số KC.10.20/11-15 do GS.TS. Đồng Khắc Hưng, Học viện Quân Y làm Chủ nhiệm.

GS.TS. Đồng Khắc Hưng cho biết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là gánh nặng bệnh tật trên thế giới và Việt Nam. Triển khai Đề tài này, nhóm nghiên cứu hướng đến mục tiêu có được quy trình đo thể tích toàn thân để chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính và quy trình ứng dụng một số kỹ thuật cao trong điều trị BPTNMT.

 

Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 2 đối tượng nghiên cứu để đo thể tích ký thân gồm nhóm I là 60 bệnh nhân có BPTNMT, điều trị tại Khoa lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103 từ tháng 10/2013 - 10/2015 và nhóm II là 60 người khỏe mạnh bình thường. Đồng thời lựa chọn 30 bệnh nhân BPTNMT điều trị tại khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện 103 từ tháng 9/2014 - 12/2015; lựa chọn 30 bệnh nhân BPTNMT ngoài đợt cấp, điều trị tại Khoa lao và Bệnh phổi – Bệnh viện 103, từ tháng 1/2014- 10/2015 để ứng dụng kỹ thuật nội soi phế quản đặt van 1 chiều; 30 Bệnh nhân BPTNMT có bóng khí thũng lớn, điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 2/2012 - 4/2015.

 

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp như thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng, chụp Xquang phổi chuẩn, đo thể tích ký thân, đánh giá kết quả nghiên cứu, các phương pháp phẫu thuật,...

 

Sau quá trình triển khai thực hiện, đến nay, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình đo thể tích kí thân trong chẩn đoán, theo dõi điều trị BPTNMT. Kết quả áp dụng quy trình lý thuyết xây dựng để đo thể tích ký thân ở bệnh nhân BPTNMT thành công về kỹ thuật 100%, tai biến 1,67%, không gặp các tai biến nặng. Đồng thời, xây dựng được các quy trình ứng dụng một số kỹ thuật cao trong điều trị BPTNMT gồm: quy trình cắt giảm thể tích phổi bằng phẫu thuật nội soi; quy trình nội soi phế quản đặt van một chiều làm giảm thể tích phổi; quy trình cắt bóng khí lớn màng phổi bằng phẫu thuật nội soi.

 

Với những kết quả đạt được nói trên, Hội đồng KH&CN cấp Quốc gia đã nhất trí thông qua Đề tài và đánh giá xếp loại Khá.

Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn

Số lượt đọc: 5766

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)