Tin KHCN nước ngoài
Điều chế hydrogel kết dính sinh học dựa trên chitosan (18/03/2016)
-   +   A-   A+   In  

Sau 3 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Trần Ngọc Quyển, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài, đã điều chế thành công in situ hydrogel trên cơ dẫn xuất chitosan bằng xúc tác enzyme horseradishperoxidase/H2O2 và bước đầu đánh giá khả năng thay thế chỉ khâu vết thương sau phẫu thuật. Hydrogel được điều chế có khả năng kết dính mô động vật, có độ tương hợp sinh học cao trên tế bào (nguyên bào sợi fibroblast), khả năng dán và chữa lành vết thương động vật.

Nhóm nghiên cứu đã điều chế thành công hệ hydrogel tương hợp sinh học cao trên cơ sở chitosan ghép-tetronic tyramine TTeC. Tetronic được hoạt hoá với Nitrophenyl chloroformat sau đó các nhóm hoạt hoá được thay thế 1 phần với tyramine (nhóm tyramine đóng vai trò tạo các nối liên kết ngang trong phản ứng điều chế hydrogel dưới xúc tác enzyme). Hàm lượng tyramine trong TTeC được xác định bằng UV-Vis. Cấu trúc TTeC được đánh giá bằng phổ NMR. Lượng tetronic ghép vào chitosan được xác định bằng phân tích nhiệt trọng trường TGA. Hydrogel TTeC được điều chế in situ ở môi trường sinh lý trong sự hiện diện của enzyme horseradish peroxidase/H2O2. Thời gian đóng gel khoảng 5 giây đến 1 phút. Hydrogel có độ trương nở cao trong moi trường sinh lý.

 

Kết quả thử nghiêm tương hợp sinh học với nguyên bào sợi fibroblast cho thấy hydrogel không gây độc tế bào và có thể kích thích tế bào phát triển. Thử nghiệm được đánh giá với KIT live/dead assay: tế bào sống có enzyme tác dụng với phẩm nhuộm phát huỳnh quang màu xanh và tế bào chết thì màng tế bào bị vỡ cho phép chất phát huỳnh quang màu đỏ xuyên qua màng tế bào. Dựa trên phương pháp trên có thể đánh giá được độ tương hợp sinh học của vật liệu y sinh với các loại tế bào cần đánh giá. Ngoài ra thử nghiệm trên tế bào gốc trung mô (MSC) cũng cho thấy hydrogel TTeC mang hạt khoáng xương nano tăng cường tế bào phát triển. Kết quả thử nghiệm kết dính mô cho thấy vật liệu có cường độ kết dính thấp (khoảng tương đương gel dán mô fibrin 5-6 kPa). Thử nghiệm ghép hydrogel dưới da chuột cho thấy gel không gây viêm nhiễm vùng mô bao quanh. Vật liệu có thể nghiên cứu ứng dụng trong cấy ghép tái tạo mô.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5387

Về trang trước Về đầu trang