Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể (17/02/2016)
-   +   A-   A+   In  

Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia đối với đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể" do Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất thực hiện trong kế hoạch năm 2016.

Định hướng mục tiêu đề tài này nhằm xây dựng được phần mềm phục vụ công tác đào tạo bậc đại học và cao đẳng về văn hóa nghệ thuật; xây dựng được bộ công cụ góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.

 

Yêu cầu đối với kết quả thực hiện đề tài là: kế thừa kho tư liệu về văn hóa phi vật thể của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và các cơ quan liên quan; có thể lựa chọn một hoặc một số di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO công nhận; phần mềm giảng dạy có nội dung đáp ứng yêu cầu về tương tác người-máy theo thể thức đa phương tiện, đa hình thái (multimodal).

 

Bộ công cụ có khả năng trợ giúp thể hiện các nội dung văn hóa phi vật thể theo thể thức đa phương tiện, đa hình thái cho cộng đồng trong và ngoài nước. Sản phẩm có thể áp dụng cho các bảo tàng và sử dụng trong môi trường Internet. Đồng thời, sản phẩm được đánh giá trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế; góp phần đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ); các bài báo công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trong và ngoài nước.

 

Bộ Khoa học và Công nghệ giao Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ để xét duyệt đề cương nhiệm vụ trên theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả tuyển chọn.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 4994

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)