Tin KHCN trong nước
Sử dụng bộ Kit phát hiện kháng sinh trong sữa bằng kỹ thuật nano (18/01/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 13/01/2016 tại Hà Nội đã diễn ra Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu chế tạo và sử dụng bộ Kit phát hiện kháng sinh trong sữa bằng kỹ thuật nano” với mã số KC04.12/11-15.

Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu

 

Theo chủ nhiệm đề tài TS. Lã Thị Huyền, kháng sinh là loại thuốc quan trọng dùng để điều trị nhiễm trùng không chỉ cho con người mà cả vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh tràn lan không tuân theo quy định dẫn tới nhiều hậu quả như: tăng các chủng vi sinh vật gây bệnh kháng sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe con người (gây dị ứng, rối loạn trao đổi canxi ảnh hưởng tới xương, tăng hấp thu clo dẫn tới béo phì), gây thiệt hại về kinh tế đối với các nông sản thực phẩm,…

 

Công nghệ nano đã tạo ra các loại vật liệu thế hệ mới có nhiều đặc tính siêu việt. Ưu điểm nổi bật đối với việc sử dụng các cấu trúc nano trong tạo các cảm biến sinh học cho độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Hiện nay, việc ứng dụng các aptamer (là các oligonucleotide ssDNA, RNA hoặc các peptid có khả năng liên kết đặc hiệu với các phân tử đích) trong tạo cảm biến sinh học đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

 

Với các đặc tính độc đáo như: kích thước phân tử nhỏ; có khả năng nhận biết và gắn kết đặc hiệu với các phân tử đích tương đương hoặc hơn các phân tử kháng thể; việc chế tạo aptamer đơn giản, nhanh, hiệu quả vượt trội so với việc tạo các kháng thể đơn dòng hoặc các kháng thể tái tổ hợp; có độ bền với các tác nhân hóa lý, môi trường cao hơn kháng thể và dễ cải biến hơn; có thể tạo các aptamer gắn đặc hiệu hầu hết các phân tử đích khác nhau chỉ trong điều kiện invitro,... Do vậy, aptamer là một trong những hướng nghiên cứu mới của công nghệ gen nhằm ứng dụng trong các phương pháp phân tích đặc biệt đối với các chất đích là các phân tử nhỏ.

 

Đề tài đã chế tạo và thu nhận các aptamer liên kết đặc hiệu với các kháng sinh, sử dụng các aptamer này kết hợp với chip nano vàng tạo ra các dạng biosensor xác định nhanh và chính xác dư lượng kháng sinh trong sữa với chi phí thấp hơn phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần. Đề tài đã đăng 2 bài báo, 1 sở hữu trí tuệ, đào tạo 3 thạc sỹ (đã bảo vệ thành công) và 2 tiến sỹ (đang thực hiện), xây dựng được quy trình tạo Kit phát hiện 04 loại thuốc kháng sinh thông dụng (penicillin, streptomycin, neomycin và tetracyline).

 

Thành công của đề tài mang lại những đóng góp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu tạo aptamer nói chung và aptamer đặc hiệu kháng sinh nói riêng (có thể nói đây là một trong những công trình nghiên cứu chế tạo và thu nhận aptamer đầu tiên hoàn toàn trong điều kiện Việt Nam) cũng như trong nghiên cứu ứng dụng aptamer tạo biosensor,… Đề tài được hội đồng đánh giá đạt loại khá.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 4542

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)