Tin KHCN trong nước
Việt Nam thí điểm quản lý container hàng hoá bằng định vị GPS (27/11/2015)
-   +   A-   A+   In  

Từ ngày 15/12/2015, seal (niêm phong) định vị GPS sẽ được thí điểm gắn lên container để thực hiện giám sát tại Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Theo Tổng cục Hải quan, việc thí điểm sử dụng seal (niêm phong) định vị GPS để quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng container thuộc các loại hình tạm nhập, tái xuất, hàng chuyển cửa khẩu, hàng quá cảnh tại các Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cảng Hải Phòng khu vực III và Chi cục Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh).

 

Seal định vị GPS được gắn lên container để thực hiện giám sát hành trình, thời gian vận chuyển, cảnh báo mở cửa container trong suốt quá trình container hàng được vận chuyển từ địa điểm xếp hàng đến địa điểm dỡ hàng.

 

Hệ thống sẽ có tín hiệu cảnh báo trong các trường hợp container đi sai tuyến đường, dừng, đỗ quá thời gian cho phép (90 phút), mất tín hiệu định vị, container bị mở cửa trong thời gian giám sát.

 

Khi có cảnh báo, lực lượng hải quan sẽ kiểm tra, xác minh các cảnh báo và xử lý.

 

Tại chi cục hải quan, thời gian làm việc là 24/7 đảm bảo việc giám sát trực tuyến quá trình vận chuyển của container có gắn seal định vị GPS, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.

 

Việc giám sát được thực hiện thông qua máy tính hoặc thiết bị di động như tablet, smartphone được kết nối máy chủ của hệ thống giám sát bằng seal định vị GPS và thực hiện theo hệ thống từ Tổng cục Hải quan đến các cục hải quan và chi cục hải quan. Các dữ liệu giám sát sẽ được lưu giữ trong 5 năm.

 

Thời gian giám sát bằng seal định vị GPS sẽ được thí điểm 1 năm, bắt đầu từ ngày 15/12/2015.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 8380

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)