Tin KHCN nước ngoài
Anh lần đầu chữa mù lòa bằng tế bào gốc (13/10/2015)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà khoa học Anh thực hiện ca phẫu thuật điều trị bằng tế bào gốc chữa bệnh thoái hóa điểm vàng đầu tiên cho một bệnh nhân nữ.

Theo IB Times, ca điều trị thử nghiệm là kết quả của dự án Chữa trị Mù lòa hợp tác giữa bệnh viện mắt Moorfield, viện nhãn khoa UCL và viện nghiên cứu y tế quốc gia trong 10 năm.

 

Ca phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện Moorfield, London, hồi tháng 8 được các bác sĩ đánh giá "thành công", tuy nhiên, phải chờ đến tháng 12, họ mới dám chắc bệnh nhân có lấy lại được thị lực hay không.

 

Bác sĩ thực hiện cấy tế bào gốc cho bệnh nhân ở London. Ảnh: Reuters

 

Trong vòng 18 tháng tới, 10 bệnh nhân nữa, sẽ tiếp nhận cách điều trị tương tự, họ đều mắc chứng thoái hóa điểm vàng ướt, nghiêm trọng hơn so với thoái hóa điểm vàng khô. Điểm vàng là tên gọi một vùng ở ngay giữa võng mạc, giúp chúng ta nhìn rõ nét như khi cần đọc chữ, nhận diện, lái xe. Người bị thoái hóa điểm vàng mất dần thị lực trung tâm, trong khi thị lực ngoại vi vẫn tốt.

 

Ở Anh, khoảng 700.000 người mắc chứng thoái hóa điểm vàng (AMD), đa phần là bị thoái hóa điểm vàng khô. Trong liệu trình điều trị thử nghiệm, bệnh nhân sẽ được cấy tế bào gốc vào lớp biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). RPE là loại tế bào đặc biệt trong mắt, giống như bức tường ngăn chia võng mạc và lớp mạch máu gọi là màng mạch, giúp nuôi dưỡng võng mạc cũng như giải quyết chất thải của võng mạc. Ở người bị AMD, RPE sẽ chết đi, hoặc mất chức năng, gây mất dần thị lực.

 

"Việc điều trị cần 45 phút đến một giờ", giáo sư Pete Coffey, viện nhãn khoa UCL, một trong những người sáng lập dự án cho biết. Ông nói thêm, hy vọng sẽ đơn giản hóa quy trình chữa bệnh và thủ tục trong tương lai, để có thể biến nó thành một loại điều trị nhãn khoa thông thường. "Chúng tôi hy vọng sẽ giúp chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân".

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 7164

Về trang trước Về đầu trang