Tiêu chuẩn ĐLCL
Phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện tại Việt Nam theo tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn (02/12/2024)
-   +   A-   A+   In  

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng và nhu cầu về năng lượng sạch tăng cao, việc chuyển đổi sang sử dụng xe điện đang trở thành xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, với mục tiêu đưa xe điện trở thành phương tiện giao thông chủ lực trong tương lai, việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện là yếu tố quyết định trong quá trình phổ biến và phát triển xe điện. Việc phát triển các trạm sạc với những tính năng ưu việt, tích hợp được Trí tuệ nhận tạo với năng lượng tái tạo, phù hợp các dòng xe điện sử dụng cả nguồn điện xoay chiều (AC) và một chiều (DC), tương thích với cả hệ điều hành IOS và Android điều khiển từ xa, thanh toán nhanh chóng và tiện lợi đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình này, không chỉ thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện mà còn cải thiện hạ tầng trạm sạc và sử dụng năng lượng xanh, góp phần xây dựng lưới điện thông minh và đô thị bền vững ở Việt Nam.

Một trạm sạc xe điện thông mình sử dụng hệ thống quản lý RabbitEVC

Mô hình đầu tư lắp đặt trạm sạc xe điện tại Việt Nam với các giải pháp thông minh, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tối ưu hóa trải nghiệm sạc, thanh toán qua mã QR và tự động ngắt khi pin đầy, ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như kết hợp lưới điện mặt trời vào hạ tầng sạc xe điện là một trong các mục tiêu phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Với mục tiêu 50% người tiêu dùng sử dụng xe điện vào năm 2030 và 100% vào năm 2050, mô hình đầu tư trạm sạc đảm bảo hiệu quả bền vững không chỉ cung cấp quản lý từ xa thông qua ứng dụng mà còn giúp thu hút khách hàng từ quảng cáo ngoài trời, tăng khả năng cạnh tranh cho các chủ sở hữu. Hệ thống này hiện đang tích hợp tại nhiều địa điểm như chung cư, trung tâm thương mại và các dịch vụ liên quan đến xe điện, góp phần tối đa hóa tiện ích cho người sử dụng.

Rabbit EVC với 36 trạm sạc, hơn 60 trụ sạc tại 17 tỉnh/thành phố.

Việc cung cấp hệ thống sạc với chuẩn Type 2 và CCS2, phù hợp với các dòng xe điện sử dụng cả nguồn điện xoay chiều (AC) và một chiều (DC). Đây là tiêu chuẩn phổ biến tại Châu Âu và đang được khuyến khích áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, giúp các chủ xe dễ dàng sạc bất kỳ loại xe điện nào.

Trạm sạc AC (Sạc Type 2) được sử dụng cho cả xe thuần điện BEV và Plug-in hybrid. Loại này hỗ trợ sạc từ nguồn điện xoay chiều (AC) với công suất từ 3.7 kW đến 22 kW và trong một số trường hợp có thể lên đến 43 kW (3 pha).

Không những thế, Type 2 có thể truyền tải dòng điện AC từ trạm sạc đến bộ sạc On-board Charger của xe, nơi điện được chuyển đổi thành dòng điện một chiều (DC) để nạp vào pin. Đầu cắm Type 2 có bảy chân (pins), trong đó có ba chân dành cho dòng điện pha, một chân cho trung tính, một chân cho đất và hai chân để giao tiếp và an toàn. Với bộ điều khiển, có thể điều chỉnh công suất sạc, bảo vệ chống quá tải và các vấn đề an toàn khác…

Trạm sạc DC (Sạc Type 2/CCS2 - Combined Charging System Type 2) cung cấp sạc nhanh với công suất từ 60 kW đến đạt 1000+ kW, truyền trực tiếp dòng điện DC vào pin xe mà không qua bộ sạc Onboard. CCS2 bao gồm cả đầu cắm Type 2 cho AC và hai chân DC, cho phép đồng thời tương thích với cả hai kiểu sạc AC Type 2 và sạc nhanh DC với bộ chuyển đổi công suất (Power Converter) giúp chuyển đổi điện từ nguồn AC (từ lưới) thành dòng điện DC ở trạm sạc để cung cấp trực tiếp cho pin xe điện. Sạc nhanh DC tạo ra nhiều nhiệt, do đó trạm sạc DC CCS2 thường cần hệ thống làm mát để đảm bảo an toàn và hiệu suất tối ưu…

Hiện tại, ở Việt Nam hạ tầng trạm sạc xe điện đang còn thiếu, gây cản trở cho việc triển khai rộng rãi xe điện. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cần phát triển công nghệ, tích hợp phần mềm quản lý trạm sạc xe điện để giải quyết những thách thức này, mang lại lợi ích như tối ưu hóa lịch sạc, điều chỉnh giá linh hoạt và nâng cao an toàn thông qua tính năng tự động ngắt khi pin đầy, định vị trạm, đặt chỗ từ xa, theo dõi tiến trình sạc qua ứng dụng tương thích với cả hệ điều hành IOS và Android và thanh toán tự động qua các ví điện tử như Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, VN Pay, VTC Pay, Shopee Pay và nhiều ứng dụng ngân hàng trong nước khác BIDV, MB,... Công nghệ AI giúp người sử dụng dễ dàng sạc và thanh toán qua mã QR, đồng thời cải thiện nhận thức về năng lượng sạch. Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng không gian và khuyến khích chia sẻ vị trí sạc, đang đóng góp vào sự chuyển đổi sang các phương tiện thân thiện môi trường, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

 

Nguồn: vietq.vn