Tin KHCN trong nước
Ứng dụng công nghệ hiện đại chống hằn lún công trình giao thông (14/07/2015)
-   +   A-   A+   In  
Hiện tượng hằn lún, vệt bánh xe, hư hỏng đường giao thông diễn ra trên một số tuyến đường, dự án ở Việt Nam đang là nguy cơ gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu khai mạc hội thảo

Sáng nay (14/7), Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Viện KH&CN Giao thông vận tải và Hiệp hội công nghệ mới trong xây dựng – giao thông Hàn Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế về Công nghệ xử lý chống lún cho các công trình giao thông.

Tham dự Hội thảo, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông; Lãnh đạo, đại diện các đơn vị của Bộ KH&CN; Lãnh đạo, đại diện các đơn vị quản lý của Bộ GTVT; Lãnh đạo các tổng công ty, doanh nghiệp; Đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia hàng đầu trong ngành giao thông.

Về phía Hàn Quốc, có ông Ông Yoon Hak Soo - Chủ tịch Hiệp hội công nghệ mới trong xây dựng giao thông (KCNET); Chủ tịch Khu công nghệ cao Busan, đại diện Tổ chức xúc tiến phát minh Hàn Quốc (KIPA) và đại diện các công ty Iwotech, PS’ Tech , Jang Pyoung là các doanh nghiệp có uy tín tại Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực giao thông và đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, trong thời gian qua, hiện tượng hư hỏng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa đã xảy ra cục bộ tại một số dự án, gây ảnh hưởng đến khả năng khai thác và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Bộ Giao thông vận tải có đề nghị các chuyên gia hàng đầu trong nước và nước ngoài tư vấn, hỗ trợ đề xuất các giải pháp, công nghệ để giải quyết vấn đề này.

Trước thực trạng cấp bách trên, bên cạnh việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ở trong nước dựa trên tình hình thực tế, Bộ Giao thông vận tải cũng đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị chức năng tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp để xử lý nền đất yếu, chống lún cho các công trình giao thông, đặc biệt ;là giải pháp xử lý hư hỏng hằn lún vệt bánh xe mặt đường bê tông nhựa từ các kết quả nghiên cứu, áp dụng thành công tại một số quốc gia khác.

Đông đảo các doanh nghiệp Hàn Quốc và cơ quan chức năng Việt Nam tham gia vào Hội thảo Quốc tế Công nghệ xử lý chống lún cho các công trình giao thông

Thực tế, hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2008 đến nay. Đây là vấn đề không những trong ngày giao thông vận tải mà cả người dân và xã hội quan tâm. Trên thế giới, vấn đề này đã xảy ra từ 30 -40 năm trước tại nhiều nước.

Ông Yoon Hak Soo – Chủ tịch Hiệp hội công nghệ mới trong xây dựng giao thông (KCNET) cho rằng, Hàn Quốc đang dẫn đầu trong phong trào công nghệ. Bước vào thế kỷ 21, kinh tế phát triển mạnh mẽ, Việt Nam rất cần học hỏi sự phát triển, sáng tạo qua quá trình đổi mới công nghệ. Hi vọng thông qua trao đổi giữa các chuyên gia sẽ có sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc về các công nghệ. Những công nghệ giải pháp tiên tiến của Hàn Quốc sẽ được phát triển tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về phát triển hạ tầng ở Việt Nam.

Tại hội thảo lần này, các đại biểu đã được nghe các tham luận của các chuyên gia về tập trung vào việc đánh giá thực trạng lún và nhu cầu về công nghệ xử lý chống lún tại Việt Nam; giới thiệu và làm rõ khả năng áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải của Hàn Quốc tại Việt Nam, tạo ra cơ hội giao lưu, tìm hiểu và hợp tác giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay trong lĩnh vực xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông.

Nguồn: Vietq.vn

Số lượt đọc: 6667

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)