Tin KHCN nước ngoài
Công nghệ màng mới giúp các hệ thống lọc nước hiệu quả hơn (26/08/2024)
-   +   A-   A+   In  

Nhóm nghiên cứu tại Đại học New York Abu Dhabi (NYUAD), các Tiểu vương quốc Ả rập đã sử dụng công nghệ vi sóng để tổng hợp và điều chỉnh dễ dàng một loại màng mới có khả năng lọc nước hiệu quả từ nhiều chất ô nhiễm.

Kỹ thuật tổng hợp màng chỉ mất vài phút và là một trong những phương pháp nhanh nhất để tạo ra màng khung hữu cơ cộng hóa trị (COF). Màng này hoạt động như bộ lọc trong các thiết bị xử lý nước ô nhiễm từ nhiều chất gây ô nhiễm, cho phép tái sử dụng nước trong các ứng dụng khác nhau. Đây là khám phá quan trọng vào thời điểm mà hoạt động xử lý nước thải hiệu quả rất cần thiết trong một thế giới đang bị đe dọa bởi tình trạng thiếu nước.

Loại màng mới gồm có hai mặt với đặc trưng là bề mặt siêu ưa nước và gần kỵ nước độc đáo, cho phép loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm như dầu và thuốc nhuộm khỏi nước. Chức năng kép này không chỉ tăng cường quá trình lọc mà còn cung cấp cho màng các đặc tính kháng khuẩn mạnh, rất quan trọng đối với khả năng sử dụng và hiệu quả lâu dài.

Màng COF do nhóm nghiên cứu tại NYU Abu Dhabi phát triển, được chứng minh có hiệu suất vượt trội trong việc loại bỏ dầu khỏi hỗn hợp dầu trong nước và tự hào có thông lượng nước đặc biệt do cấu trúc nhiều lớp và độ xốp đồng đều của chúng. Hơn nữa, các màng này vượt trội hơn các màng polyme truyền thống về khả năng chống bám bẩn hữu cơ, thách thức phổ biến trong các hệ thống lọc nước dựa vào màng. Công nghệ này mới là một bước tiến lớn trong quá trình tổng hợp màng COF tinh thể, độc lập, có chất lượng cao.

Ali Trabolsi, giáo sư hóa học và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Phương pháp của chúng tôi không chỉ đơn giản hóa quy trình sản xuất mà còn tăng cường khả năng phân tách của màng, mang đến giải pháp đầy hứa hẹn cho những thách thức lớn về vấn đề lọc nước trên toàn thế giới”.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 1411

Về trang trước Về đầu trang