Tin KHCN nước ngoài
Pin làm từ giấy và nước bẩn có giá thành rẻ (24/06/2015)
-   +   A-   A+   In  

Kỹ sư Seokheun “Sean” Choi thuộc trường Đại học Binghamton ở New York đã chế tạo được loại pin giấy sản xuất điện thông qua quá trình hô hấp của vi khuẩn trong một giọt nước bẩn trên giấy. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nano Energy.


Trong hệ thống, chất lỏng chứa vi khuẩn được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cảm biến trên giấy đặc biệt hữu ích đối với các khu vực và tình huống trong đó khó tiếp cận với nguồn điện và tài nguyên.

 

"Bất kỳ loại vật liệu hữu cơ nào cũng có thể là nguồn vi khuẩn cho hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn" Seokheun "Sean" Choi, kỹ sư chế tạo pin nói. "Và chúng tôi không cần máy bơm bên ngoài hoặc ống tiêm vì giấy có thể hút dung dịch bằng lực mao dẫn".

 

Pin giấy có thể được gấp lại bằng kích thước của một bao diêm và sử dụng cực âm làm bằng niken lỏng phun lên một mặt của tờ giấy thường. Kỹ thuật gấp giấy origami thực tế được sử dụng để tạo ra cấu trúc pin 3 chiều ngăn xếp từ pin giấy 2 chiều ban đầu.

 

Hệ thống này không cần đến vật liệu nano được thiết kế đặc biệt giống như những vật liệu dùng để chế tạo các loại pin giấy trước đây.

 

Việc chế tạo một trong các loại pin có khả năng cung cấp đủ điện cho một cảm biến sinh học hoạt động chỉ mất 5 xu. Hiện nay, các cảm biến trên giấy cần được sử dụng kết hợp với các thiết bị cầm tay để phân tích dữ liệu đã thu thập. Kỹ sư Choi đã được Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ trợ cấp trong vòng 3 năm khoản tiền trị giá 300.000 USD để xây dựng một hệ thống tự cấp điện cho cảm biến sinh học trên giấy họat động độc lập với các thiết bị khác.

 

Một số chuyên gia cũng dự báo tiềm năng ứng dụng của công nghệ năng lượng trên giấy trong việc đưa ra các công cụ chẩn đoán kiểm soát bệnh tật trong thế giới đang phát triển. Vi khuẩn đóng vai trò như nguồn điện xuất hiện trong bất cứ nguồn cung cấp sẵn có như nước thải tại địa phương, sinh khối hoặc lưu vực sông.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5748

Về trang trước Về đầu trang