Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng động vật có vú cái, bao gồm cả con người, dễ mắc các bệnh tự miễn dịch hơn nam giới. Tại sao lại xảy ra trường hợp này vẫn chưa được rõ ràng. Ở nghiên cứu mới này, các nhà khoc học nghi ngờ rằng nó phải liên quan đến việc phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X trong khi nam giới có nhiễm sắc thể X và Y.
Kết quả nghiên cứu trước cho thấy khi phôi cái phát triển trong tử cung, hầu hết các gen hiện diện trên một trong các nhiễm sắc thể X của chúng sẽ bị tắt, ngăn cản việc tăng gấp đôi lượng protein được tạo ra bởi biểu hiện gen; quá trình được gọi là bất hoạt X.
Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng một số gen bất hoạt có thể kích hoạt lại khi phụ nữ lớn lên, khiến họ dễ mắc các bệnh tự miễn dịch hơn. Để tìm hiểu xem liệu điều này có xảy ra hay không, họ đã loại bỏ một trong những gen chịu trách nhiệm khử hoạt tính X ở chuột thử nghiệm cái. Khi những con chuột trưởng thành, họ thấy ban đầu không có sự khác biệt giữa chuột bình thường và chuột được biến đổi gen. Nhưng khi những con chuột lớn lên, nhiều con bắt đầu phát triển lá lách lớn, một trong những triệu chứng chính liên quan đến bệnh lupus. Và nhiều gen trên nhiễm sắc thể X bất hoạt đã được kích hoạt lại ở những con chuột được biến đổi gen khi chúng lớn lên. Họ lưu ý rằng những gen đó trước đây có liên quan đến hệ miễn dịch.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu này giúp giải thích tại sao động vật có vú giống cái lại dễ mắc bệnh tự miễn hơn. Những phát hiện của họ có thể dẫn đến sự phát triển các liệu pháp ngăn chặn sự tái hoạt động của các bản sao nhiễm sắc thể X, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh.