Tin KHCN trong nước
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia (02/04/2024)
-   +   A-   A+   In  

Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia (Cổng thông tin) sẽ vận hành chính thức trong quý II/2024. Trước đó, này 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Ðề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Ðề án 100). Một trong 5 nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra là thiết lập, xây dựng, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia (Cổng thông tin).

Giao diện chính thức Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia

Trong thời gian qua, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) đã triển khai Đề án 100 và đạt được một số kết quả tích cực, như: Hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc dần được hoàn thiện; nhận thức xã hội về truy xuất nguồn gốc được nâng cao; hệ thống các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc đã được xây dựng và công bố. 

Cổng thông tin do Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia làm chủ đầu tư đã hoàn thành vào năm 2022; trong 10 tháng vận hành thử nghiệm, hệ thống đã kết nối với một số địa phương và hơn 4.000 doanh nghiệp tham gia. Cổng thông tin đóng vai trò kết nối tất cả thành phần tham gia, cụ thể là giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng đều thông qua Cổng thông tin để kết nối, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm.

Cổng thông tin sẽ kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong nước và quốc tế; quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế; chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc giữa các hệ thống. Thực hiện, giám sát, đánh giá các công việc liên quan quản lý truy xuất nguồn gốc; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc. Cổng thông tin cũng dựa trên số liệu báo cáo, thống kê và công nghệ để phân tích trợ giúp cơ quan quản lý đưa chính sách kịp thời, phù hợp.

Ðến nay, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan xây dựng và công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, việc đưa Cổng thông tin vào hoạt động chính thức rất cần sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức đào tạo chuyên sâu trong phạm vi quản lý để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 3841

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất hoa chất lượng cao tại thành phố Cần Thơ (10/11/2022)
  • Nghiên cứu kết hợp các biện pháp xử lý và chiếu xạ để kiểm dịch vi khuẩn gây bệnh thối mục quả và nấm gây bệnh đốm đen trên vỏ quả có múi (10/11/2022)
  • Thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại số (10/11/2022)
  • Mời tham dự hội thảo giới thiệu “Ứng dụng AMAZ CARE - giải pháp chăm sóc sức khoẻ trực tuyến” (10/11/2022)
  • Mời tham dự "Hội chợ - triển lãm nuôi trồng, công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, sản phẩm VietGAP, OCOP năm 2022 và phiên chợ khuyến mại quận Tân Bình năm 2022" (10/11/2022)
  • Tuần lễ Nước Việt Nam 2022: Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành nước (10/11/2022)
  • Tuần lễ Nước Việt Nam 2022: Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành nước (10/11/2022)
  • Sáng kiến Khoa học mùa 2: Tìm kiềm các giải pháp ứng dụng trong cuộc sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi (09/11/2022)
  • Góc nhìn chuyên gia về phát triển thị trường khoa học và công nghệ (09/11/2022)
  • Hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản (09/11/2022)