Tin KHCN trong nước
Hợp tác xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành của Việt Nam (21/12/2023)
-   +   A-   A+   In  

Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (SATI) và trường Đại học VinUni cùng phát triển bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo ngành.

Nội dung được nêu trong bản ký hợp tác hai bên chiều 21/12 tại Hà Nội. Theo thỏa thuận hợp tác hai bên sẽ triển khai ba nội dung chính: Tăng cường các khóa đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản lý khoa học công nghệ; Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo cho các ngành, lĩnh vực; Triển khai giải pháp công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh cho biết thời gian qua nhiều hoạt động thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ dựa trên đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế xã hội được triển khai. Muốn đo lường kết quả cần có mô hình hóa và đo lường thông qua các chỉ số. Từ đó có cơ sở cho các chỉ đạo, điều chỉnh chính sách.

Thứ trưởng Hoàng Minh phát biểu tại lễ khởi động dự án phát triển chỉ số đổi mới sáng tạo ngành của Việt Nam. Ảnh: T Nguyên

Thứ trưởng nhìn nhận, đánh giá năng lực, thực trạng, nhất là các ngành quan trọng, có nguy cơ cạnh tranh, khó phát triển hay có cơ hội là cần thiết, nhằm có chính sách điều chỉnh cải thiện, nâng cao năng suất, cạnh tranh. Do đó cần có các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá năng lực ở cấp độ ngành, lĩnh vực, từ nông nghiệp, du lịch, dệt may...

Ông đánh giá, việc xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo ngành sẽ là công cụ thiết thực cho các bộ, ngành, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp... nhìn ra thực trạng các ngành để có biện pháp ứng xử. Đây cũng là bộ công cụ để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế hình dung bức tranh, định hướng chiến lược và giải pháp đầu tư.

Ngay sau lễ ký kết, hai bên đã khởi động dự án phát triển chỉ số đổi mới sáng tạo ngành Việt Nam. TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học VinUni cho rằng nghiên cứu mô hình, động lực đổi mới sáng tạo ở cấp quốc gia, địa phương, hay ngành đều quan trọng. Với ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng phát triển, tạo ra lực lượng trong xã hội, để tạo ra đột phá, có năng lực cạnh tranh cả trong ngắn hạn và dài hạn, đều rất cần có công cụ đánh giá, đo lường cụ thể.

Các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện hai đơn vị ký kết thực hiện nghi thức khởi động dự án. Ảnh: T. Nguyên

Bà cho biết, vào tháng 6 nhóm nghiên cứu của trường Đại học VinUni dưới sự hướng dẫn của GS Soumitra Dutta "cha đẻ" bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), đã có công bố về nghiên cứu đổi mới sáng tạo ngành. Báo cáo tạo cơ sở đầu tiên nhận ủng hộ của nhiều bộ ban ngành, cung cấp ý tưởng hỗ trợ về cơ sở khoa học, trong đó có sự bảo trợ chuyên môn từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nhằm hướng tới hình thành dự án về bộ chỉ số đầu tiên tiếp cận theo ngành, khu vực.

Tại Việt Nam đã triển khai bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) cấp quốc gia. Qua 8 năm triển khai, với nhiều cải thiện về thứ hạng tăng 30 bậc, liên tục duy trì vị trí số một và hai trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, hai năm gần đây chỉ đứng sau Ấn Độ.

Hiện Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng. Theo đó Việt Nam là quốc gia thứ 4 triển khai bộ chỉ số này. Hiện Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia đang sử dụng hiệu quả bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 3217

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)