Vật liệu áp điện có hai dạng chính là gốm và polime. Cả hai loại này đều dựa trên nguyên tắc sử dụng biến dạng cơ học để sản sinh điện và được sử dụng trong các thiết bị điện tử để cung cấp điện cho các ứng dụng như cảm biến rung động và cảm biến áp lực. Tuy nhiên, chúng đều có hạn chế riêng. Vật liệu gốm biến rung động thành năng lượng với hiệu quả cao, nhưng nặng, dễ vỡ và thường chứa chì độc, trong khi polime nhẹ, dẻo và bền hơn tuy vậy hiệu quả lại không cao.
Theo Công ty Ricoh, cao su mới sản xuất năng lượng kết hợp cả đặc tính về độ mềm và hiệu suất năng lượng cao. Nó không dễ vỡ bằng gốm mà còn dẻo và bền hơn so với các loại polime khác. Ngoài ra, trong các thử nghiệm, thời gian sử dụng của cao su có thể lên đến vài triệu năm và còn nhạy với điện công suất thấp.
Công ty Ricoh không tiết lộ chi tiết cơ chế họat động, thành phần hoặc thông số kỹ thuật của loại cao su mới, nhưng sẽ thực hiện nghiên cứu sâu hơn để sản xuất polime thương mại cho cả các ứng dụng cảm biến và cảm biến năng lượng.