Tin KHCN trong nước
Triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Tây Nam Bộ (13/12/2023)
-   +   A-   A+   In  

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh bắt đầu triển khai tại Hậu Giang, sáng 12/12.

Lễ phát động đề án diễn ra trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành lúa gạo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức với sự tham dự của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái...

Theo đó, đến năm 2030, đề án đặt mục tiêu hình thành vùng chuyên canh lúa, diện tích 1 triệu ha gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Diện tích trồng lúa trong đề án sẽ thực hiện thí điểm chính sách chi trả tín chỉ carbon dựa trên kết quả của việc tập trung phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Các phụ phẩm lúa gạo để tái sản xuất theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và khai thác các giá trị tạo nhiều sản phẩm chế biến từ lúa. Các thí điểm thành công tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được mở rộng ra toàn quốc hướng vào mục tiêu tạo sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho nông dân trồng lúa. Về mục tiêu quốc gia, sẽ tập trung "phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" thành thương hiệu lúa gạo của Việt Nam.

Trình diễn máy gieo sạ và máy bay không người lái giúp cơ giới hóa nông nghiệp tại sự kiện. Ảnh: Báo Chính phủ

Tại lễ phát động, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nói, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng ngày càng tác động mạnh đến ngành nông nghiệp. Yêu cầu ngày càng cao và nghiêm ngặt của thị trường đòi hỏi chất lượng hạt gạo phải được nâng lên. Ông cho rằng, nông dân cần nêu cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường giảm sử dụng sản phẩm hóa học, giảm phát thải trong quá trình sản xuất. Các yếu tố này giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết sẽ hỗ trợ đề án trong việc tham gia thị trường tín chỉ carbon tự nguyện. Từ nguồn tài chính qua việc bán tín chỉ carbon sẽ giúp nông dân có nguồn lực tiếp tục hoạt động sản xuất và sinh kế.

Trong khuôn khổ lễ phát động, các thiết bị cơ giới như máy gieo sạ, máy bay không người lái... trình diễn các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng bằng Sông Cửu Long có lượng lúa sản xuất giữ ổn định ở mức 24 -25 triệu tấn mỗi năm, chiếm trên 50% lúa sản xuất và trên 90% gạo xuất khẩu của cả nước.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 2986

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)