Tin KHCN trong nước
Triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Tây Nam Bộ (13/12/2023)
-   +   A-   A+   In  

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh bắt đầu triển khai tại Hậu Giang, sáng 12/12.

Lễ phát động đề án diễn ra trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành lúa gạo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức với sự tham dự của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái...

Theo đó, đến năm 2030, đề án đặt mục tiêu hình thành vùng chuyên canh lúa, diện tích 1 triệu ha gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Diện tích trồng lúa trong đề án sẽ thực hiện thí điểm chính sách chi trả tín chỉ carbon dựa trên kết quả của việc tập trung phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Các phụ phẩm lúa gạo để tái sản xuất theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và khai thác các giá trị tạo nhiều sản phẩm chế biến từ lúa. Các thí điểm thành công tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được mở rộng ra toàn quốc hướng vào mục tiêu tạo sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho nông dân trồng lúa. Về mục tiêu quốc gia, sẽ tập trung "phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" thành thương hiệu lúa gạo của Việt Nam.

Trình diễn máy gieo sạ và máy bay không người lái giúp cơ giới hóa nông nghiệp tại sự kiện. Ảnh: Báo Chính phủ

Tại lễ phát động, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nói, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng ngày càng tác động mạnh đến ngành nông nghiệp. Yêu cầu ngày càng cao và nghiêm ngặt của thị trường đòi hỏi chất lượng hạt gạo phải được nâng lên. Ông cho rằng, nông dân cần nêu cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường giảm sử dụng sản phẩm hóa học, giảm phát thải trong quá trình sản xuất. Các yếu tố này giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết sẽ hỗ trợ đề án trong việc tham gia thị trường tín chỉ carbon tự nguyện. Từ nguồn tài chính qua việc bán tín chỉ carbon sẽ giúp nông dân có nguồn lực tiếp tục hoạt động sản xuất và sinh kế.

Trong khuôn khổ lễ phát động, các thiết bị cơ giới như máy gieo sạ, máy bay không người lái... trình diễn các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng bằng Sông Cửu Long có lượng lúa sản xuất giữ ổn định ở mức 24 -25 triệu tấn mỗi năm, chiếm trên 50% lúa sản xuất và trên 90% gạo xuất khẩu của cả nước.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 5172

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản vùng Tây Nam Bộ (23/12/2020)