Tin KHCN trong nước
Sẵn sàng chuyển giao công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (07/12/2023)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 05/12/2023, Trường Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án: Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (i4Ag) nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-RAS).

Nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn hiện kết hợp đa loài, kín, hiện đại (CTU-RAS) là mô hình thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng nước, tái sử dụng nước hoàn toàn (3 vụ không thay nước), hạn chế thải chất thải, vi sinh tự nhiên, an toàn sinh học, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, có thể áp dụng cho các quy mô nông hộ hay công ty, thích hợp áp dụng cho các vùng khác nhau, đặc biệt vùng thành thị, xa biển. Đây mô hình mới đã được Trường Thủy sản tập trung nghiên cứu và được triển khai thực tế với quy mô 1 ha tại Trại thực nghiệm của Trường với hệ thống tuần hoàn gồm 8 ao nuôi tôm và 8 ao xử lý, mật độ nuôi 300-350 con/m2, tỷ lệ sống của tôm trên 85%, năng suất 35-55 tấn/ha/vụ.

Theo các chuyên gia, điểm mới và tiên tiến quan trọng của mô hình này là lần đầu tiên được ứng dụng cho nuôi tôm thương phẩm, gồm: hệ thống nuôi tuần hoàn kín, có hệ thống lọc sinh học gồm đa loài thủy sản, kết hợp lọc sinh học bằng giá thể chuyển động; cho tôm ăn bổ sung bí đỏ, thay thế một phần thức ăn công nghiệp, qua đó giúp môi trường nước được ổn định, giảm thiểu sử dụng hóa chất; tái sử dụng nước hoàn toàn,  hạn chế thải chất thải...

Tôm được bổ sung thức ăn tự nhiên thay thế thức ăn công nghiệp; giảm FCR, tăng cường mùi vị, màu sắc, chất lượng tôm tự nhiên; giảm thiểu sử dụng khoáng, hóa chất, không dùng thuốc kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, Trường Thủy sản đã làm chủ được công nghệ, đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và sẵn sàng tổ chức các khóa tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các địa phương, các doanh nghiệp nuôi tôm, góp phần mở rộng sản xuất, phát triển hiện đại và bền vững nghề nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Nguồn: vjst.vn

Số lượt đọc: 2579

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)