Tin KHCN trong nước
Sẵn sàng chuyển giao công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (07/12/2023)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 05/12/2023, Trường Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án: Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (i4Ag) nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-RAS).

Nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn hiện kết hợp đa loài, kín, hiện đại (CTU-RAS) là mô hình thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng nước, tái sử dụng nước hoàn toàn (3 vụ không thay nước), hạn chế thải chất thải, vi sinh tự nhiên, an toàn sinh học, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, có thể áp dụng cho các quy mô nông hộ hay công ty, thích hợp áp dụng cho các vùng khác nhau, đặc biệt vùng thành thị, xa biển. Đây mô hình mới đã được Trường Thủy sản tập trung nghiên cứu và được triển khai thực tế với quy mô 1 ha tại Trại thực nghiệm của Trường với hệ thống tuần hoàn gồm 8 ao nuôi tôm và 8 ao xử lý, mật độ nuôi 300-350 con/m2, tỷ lệ sống của tôm trên 85%, năng suất 35-55 tấn/ha/vụ.

Theo các chuyên gia, điểm mới và tiên tiến quan trọng của mô hình này là lần đầu tiên được ứng dụng cho nuôi tôm thương phẩm, gồm: hệ thống nuôi tuần hoàn kín, có hệ thống lọc sinh học gồm đa loài thủy sản, kết hợp lọc sinh học bằng giá thể chuyển động; cho tôm ăn bổ sung bí đỏ, thay thế một phần thức ăn công nghiệp, qua đó giúp môi trường nước được ổn định, giảm thiểu sử dụng hóa chất; tái sử dụng nước hoàn toàn,  hạn chế thải chất thải...

Tôm được bổ sung thức ăn tự nhiên thay thế thức ăn công nghiệp; giảm FCR, tăng cường mùi vị, màu sắc, chất lượng tôm tự nhiên; giảm thiểu sử dụng khoáng, hóa chất, không dùng thuốc kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, Trường Thủy sản đã làm chủ được công nghệ, đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và sẵn sàng tổ chức các khóa tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các địa phương, các doanh nghiệp nuôi tôm, góp phần mở rộng sản xuất, phát triển hiện đại và bền vững nghề nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Nguồn: vjst.vn

Số lượt đọc: 2549

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)
  • Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)