Tin KHCN trong nước
Góp phần tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi theo chuẩn mực quốc tế (06/12/2023)
-   +   A-   A+   In  

Các kết quả nghiên cứu, sản phẩm của các chương trình tài trợ, hỗ trợ của Quỹ Phát triển KHCN quốc gia (NAFOSTED), đặc biệt là Chương trình tài trợ Nghiên cứu cơ bản, đã tạo ra xu thế công bố khoa học quốc tế tại Việt Nam trong 15 năm qua, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam.

Hội nghị tổng kết 20 năm thành lập, 15 năm hoạt động của Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Ngày 6/12, Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia (NAFOSTED) tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thành lập, 15 năm hoạt động của Quỹ.

Được thành lập từ năm 2003 theo Nghị định 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ, sau 5 năm chuẩn bị hành lang pháp lý, Quỹ phát triển KHCN quốc gia chính thức triển khai hoạt động tài trợ, hỗ trợ từ năm 2008. Sau 15 năm, Quỹ đã tài trợ hơn 4.000 đề tài nghiên cứu của 20.000 nhà khoa học và 300 tổ chức trên cả nước.

Thay mặt lãnh đạo Bộ KH&CN, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái biểu dương và ghi nhận các thành tích đạt được của Quỹ Phát triển KHCN quốc gia trong suốt 20 năm hoạt động, 15 năm triển khai tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu KHCN vừa qua.

Hiện nay, Quỹ đã trở thành địa chỉ được đông đảo các nhà khoa học, các tổ chức KHCN trên khắp cả nước biết đến, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi, hội nhập quốc tế tại Việt Nam.

Các hoạt động tài trợ, hỗ trợ của Quỹ đã có tác động đối với các nhà khoa học, các tổ chức KHCN trên khắp cả nước. Các kết quả nghiên cứu, sản phẩm của các chương trình tài trợ, hỗ trợ, đặc biệt là Chương trình tài trợ Nghiên cứu cơ bản - một trong những chương trình tài trợ trọng tâm của Quỹ - đã tạo ra xu thế công bố khoa học quốc tế tại Việt Nam trong 15 năm qua, đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy chỉ số GII, chỉ số GCI của Việt Nam.

Gia tăng thu hút nguồn ngoài ngân sách nhà nước

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Hồng Thái đề nghị Quỹ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động, tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng hơn trong công tác quản lý, tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu tại Việt Nam.

Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hàng lang pháp lý, tháo gỡ vướng mắc để có thể vận hành Quỹ theo đúng thiết kế ban đầu là một cơ quan tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu KHCN chuẩn mực quốc tế, thu hút và tiếp nhận được nguồn kinh phí cả từ trong và ngoài ngân sách nhà nước, vừa đáp ứng được các đặc thù trong hoạt động triển khai nghiên cứu KHCN, vừa bảo đảm hiệu quả tài trợ, hỗ trợ.

Đồng thời tiếp tục giữ vững mục tiêu chiến lược tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực KHCN quốc gia, bao gồm nâng cao chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực KHCN trình độ cao.

Một mặt tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, hỗ trợ kết nối mạng lưới hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu thông qua các nhiệm vụ KHCN được tài trợ và chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực KHCN quốc gia. Mặt khác thúc đẩy các nghiên cứu khoa học xuất sắc, đột phá, quy mô lớn, có tầm nhìn dài hạn, phát hiện, tạo môi trường để các nhà khoa học xuất sắc, các tập thể nghiên cứu mạnh phát huy được sở trường, thế mạnh, khơi thông sức sáng tạo, trí tuệ con người Việt Nam.

Ngoài ra, nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, điều hành và tính minh bạch trong hoạt động, chuyển đổi số mạnh mẽ trong các hoạt động khoa học và quản lý, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo thuận lợi đối với các nhà khoa học, các tổ chức KHCN, tiếp tục chứng minh hiệu quả nhằm gia tăng thu hút đầu tư kinh phí từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu KHCN.

Nguồn: baochinhphu.vn

Số lượt đọc: 2931

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)