Tin KHCN nước ngoài
Thành công biến rác thải trái cây thành vật liệu thay thế da trong may mặc (24/10/2023)
-   +   A-   A+   In  
Các chuyên gia đến từ Công ty vật liệu sinh học Mexico hiện đã thành công tận dụng rác thải trái cây để nuôi vi khuẩn và thu hoạch nanocellulose, sau đó biến nó thành vật liệu sinh học thay thế da trong may mặc.

Theo tin tức từ CNN, Công ty vật liệu sinh học Mexico đã phối hợp cùng hãng thời trang Ganni tại Đan Mạch tạo ra nguyên mẫu của một loại áo khoác làm từ cellulose vi khuẩn.

Dù được sản xuất bằng một số phương pháp xử lý da truyền thống, nhưng mẫu áo khoác mới để lại ít khí thải carbon hơn nhiều mà không ảnh hưởng đến độ bền và độ thoáng khí. Các nhà khoa học cho biết, thay vì cố gắng tái tạo các đặc tính mới của da, chiếc áo nguyên mẫu được thiết kế để mang lại cho người mặc cảm giác như đang diện một chất liệu hoàn toàn mới.

Ao-khoac-da-bai-5437-1697794052

Áo khoác làm từ vật liệu vi khuẩn mới. Ảnh: CNN/Ganni 

"Đây là chiếc áo khoác đầu tiên do một thương hiệu toàn cầu sản xuất từ nanocellulose vi khuẩn. Vì vậy, đây là cột mốc khá quan trọng với ngành vật liệu sinh học", Alexis Gómez-Ortigoza, nhà đồng sáng lập Polybion, cho biết.

 Theo CNN, Alexis Gómez-Ortigoza cùng anh trai Axel thành lập Polybion vào năm 2014. Ban đầu, họ cùng nhà khoa học vật liệu Bárbara González Rolón, tập trung vào mycelium, mạng lưới sợi nấm giống như rễ cây, và mở một nhà máy thí điểm cho vật liệu mycelium.

Tuy nhiên, bước ngoặt trong sự nghiệp nghiên cứu của anh em Gómez-Ortigoza đến vào khoảng 5 năm trước khi một người bạn cho họ xem một chiếc lọ kombucha. Quá trình tạo nên chiếc áo da độc nhất vô nhị thế giới đã bắt đầu bằng việc phân lập những vi khuẩn đầu tiên từ chính món đồ uống đó.

Theo nhóm nghiên cứu, để nuôi vi khuẩn, Polybion đã tận dụng đồ thải từ các nhà máy sản xuất trái cây đóng hộp địa phương, chủ yếu từ xoài.

"Chúng tôi biến rác thải thành thức ăn cho vi khuẩn bằng cách thêm vào một công thức đặc biệt của mình, biến nó thành môi trường sinh trưởng. Sau đó, vi khuẩn sẽ sinh sản và tạo ra mạng lưới nanocellulose như một phụ phẩm của quá trình trao đổi chất, chúng tôi sẽ thu hoạch nanocellulose sau hai tuần rồi chuyển tới giai đoạn thuộc da và hoàn thiện", Gómez-Ortigoza nói.

07a241d2a6a6f10fb0eb17b2100d299f

Sau khi thu hoạch, nanocellulose sẽ được các xưởng thuộc da địa phương xử lý. "Chúng tôi sử dụng thiết bị giống như các xưởng thuộc da động vật, nhưng không có crom hay bất cứ hóa chất độc hại nào. Đây là chất liệu hữu cơ nên mang lại cảm giác tự nhiên - nó thoáng khí và sẽ mòn dần theo cách tương tự da", Gómez-Ortigoza giải thích.

Theo Polybion, quá trình sản xuất Celium chỉ tạo ra lượng khí thải bằng khoảng 1/4 các phương pháp sản xuất da "xanh" nhất. Tính cả lượng khí thải giảm được nhờ tận dụng rác thải trái cây, quá trình này trở thành âm carbon.

Alexis Gómez-Ortigoza chia sẻ: "Nó thật sự dễ dàng để nhận thấy đó không phải là da, mà cũng không phải là chất liệu nhựa. Nó tạo cảm giác rất đặc biệt cho người sử dụng".

Hiện, Polybion đang nghiên cứu khả năng sử dụng Celium để tạo nên những như bìa cứng, sợi, gỗ xây dựng, thậm chí băng y tế.

6c2030322a872945568a932c3df67989

Gómez-Ortigoza cho biết thêm: “Nó có tiềm năng trở thành một loại hàng hóa, một loại vật liệu phổ biến cho nhiều ứng dụng khác nhau”. “Nhưng hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào một giải pháp thay thế da vì chúng tôi tin rằng ứng dụng này có thời gian đưa ra thị trường ngắn nhất".

Polybion đang lên kế hoạch hợp tác các thương hiệu thời trang khác, trong đó có công ty sản xuất đồ thể thao lớn nhất thế giới và các hãng thời trang xa xỉ hàng đầu nước Pháp để triển khai các dự án nghiên cứu vật liệu tiếp theo.

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 3938

Về trang trước Về đầu trang