Tin KHCN trong nước
Phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo (30/10/2023)
-   +   A-   A+   In  
Ngày kết nối cộng đồng cựu sinh viên khoa học thu hút sự tham gia của hàng chục doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Vừa qua, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã phối hợp cùng Ban đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên tổ chức Ngày kết nối Cộng đồng Cựu sinh viên Khoa học, tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa cộng đồng cựu sinh viên, nhà khoa học, sinh viên và doanh nghiệp. Đây là chương trình có ý nghĩa thiết thực, không chỉ nhằm hiện thực hóa và cụ thể quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp mà còn mở ra cơ hội quảng bá thương hiệu, gia tăng giá trị thông qua việc tiếp cận các hướng nghiên cứu, sản phẩm khoa học – công nghệ mới của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp và mạng lưới đối tác tiềm năng.

Các gian hàng tại Ngày hội kết nối cộng đồng.

Ngày hội thu hút hơn 1.000 người tham gia các hoạt động: phiên chợ khoa học công nghệ (trưng bày và giới thiệu những sáng kiến, mô hình đột phá, xuất sắc của các sinh viên và giảng viên), Diễn đàn Khoa học - Doanh nghiệp và Đổi mới Sáng tạo và Gala kết nối cộng đồng cựu sinh viên Khoa học.

Phát biểu tại Diễn đàn Khoa học - Doanh nghiệp và Đổi mới Sáng tạo, PGS. TS Trần Lê Quan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường nhận thấy việc phát triển và gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo luôn là nhu cầu rất cần thiết. Trong giai đoạn tự chủ ĐH, nhà trường mong muốn có thêm nhiều hợp tác, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp để quá trình đào tạo sinh viên, nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn. “Diễn đàn là nơi trường và doanh nghiệp tìm kiếm tiếng nói chung trong các giải pháp, hành động, kết nối tinh thần đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng - xã hội", PGS. TS Trần Lê Quan nhấn mạnh.

Thông qua Ngày hội này, trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng nhận được hàng loạt “đơn đặt hàng” từ doanh nghiệp trong các lĩnh vực Điện – Điện tử và Vật lý ứng dụng, Công nghệ thông tin – Trí tuệ nhân tạo và Khoa học Dữ liệu, Hoá học và Vật liệu mới, Công nghệ Sinh học.

Với mục tiêu trở thành trường ĐH hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ nền tảng của kinh tế tri thức, kinh tế số, trường ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ tăng cường kết nối và tổ chức nhiều hoạt động gắn kết sinh viên, nhà khoa học với doanh nghiệp trong thời gian tới. Hiện Trường đang tập trung 5 loại hình nghiên cứu chính bao gồm: Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu phát triển công nghệ; nghiên cứu phục vụ cộng đồng; nghiên cứu theo đặt hàng.

 

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 2752

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)
  • Vệ tinh ‘made in Việt Nam’ chuẩn bị được phóng lên vũ trụ (16/08/2021)