Tin KHCN nước ngoài

Australia cung cấp nền tảng công nghệ mới giúp cải thiện chẩn đoán ung thư vú tại Việt Nam (21/12/2020)

VIETRAD - nền tảng trực tuyến sử dụng công nghệ học máy để kiểm tra, giám sát và cải thiện hiệu quả chẩn đoán ung thư vú thông qua hình ảnh đã chính thức ra mắt ngày 12/11/2020 sau một năm xây dựng. Dự án VIETRAD được triển khai nhờ vào khoản hỗ trợ hơn 340.000 đô la Úc từ Chính phủ Australia thông qua chương trình Aus4Innovation.


Bước tiến mới của thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (20/12/2020)

Bước tiến mới của thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

Hiện nay, các trang trại trên khắp thế giới sản xuất gà để bán bằng cách nuôi các giống gà lớn nhanh với số lượng hàng chục nghìn con, được đóng gói chặt chẽ trong các nhà kho.

Thay vào đó, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể nuôi cấy thịt mà không cần gà?



Châu Phi đẩy mạnh ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (20/12/2020)

Tính đến năm 2019 tổng cộng có 29 quốc gia trên thế giới đã canh tác cây trồng công nghệ sinh học (CNSH). Tại châu Phi, số lượng quốc gia ứng dụng CNSH đã tăng gấp đôi (từ 3 lên 6 quốc gia trong năm 2019). Tỷ lệ ứng dụng cao tại 5 quốc gia dẫn đầu trong việc ứng dụng CNSH đã tạo ra tác động tới 1,95 tỷ người dân trên toàn cầu là những nét nổi bật trong báo cáo được Tổ chức Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) công bố ngày 30/11/2020.


SpaceX đã phóng thành công tàu con thoi đưa 4 phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế (20/12/2020)

Tàu con thoi Crew Dragon của Tập đoàn SpaceX sử dụng tên lửa đẩy Falcon 9 đã rời bệ phóng lúc 19h27 tối 15/11/2020 (tức sáng ngày 16/11, giờ Việt Nam) tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, bang Florida (Hoa Kỳ), đưa 4 nhà du hành lên Trạm không gian quốc tế (ISS). Phi hành đoàn bao gồm 3 người Mỹ là chỉ huy Mike Hopkins, 2 phi hành gia NASA kỳ cựu (phi công Victor Glover và nhà vật lý học Shannon Walker); 1 phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi đến từ Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật (JAXA)


Lỗ đen - Thiên thể kỳ bí nhất của vũ trụ (20/12/2020)

Khi công bố Thuyết tương đối rộng vào năm 1915, Albert Eintein sớm nhận ra rằng, các phương trình của ông đã cho thấy nếu nén một lượng vật chất đến một kích thước đủ nhỏ thì lực hấp dẫn sẽ trở nên vô cùng lớn, tới mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra ngoài. Đó chính là một lỗ đen. Mặc dù tiên đoán về sự hiện diện của một loại thiên thể như vậy, nhưng ông không tin rằng chúng có tồn tại trong vũ trụ. 


Màng mỏng chất lỏng giúp COVID-19 tồn tại trên bề mặt (20/12/2020)

Hầu hết các giọt bắn từ đường hô hấp bốc hơi trong vài giây. Tuy nhiên, các thí nghiệm cho thấy COVID-19 có thể tồn tại trên nhiều bề mặt trong vài giờ và đôi khi vài ngày.


Phát triển công cụ chẩn đoán không xâm lần giúp phát hiện dị tật gan (20/12/2020)

Các kỹ sư của MIT đã phát triển một công cụ chuẩn đoán mới dựa trên cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) để phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ hoặc xơ hóa mà không phải dùng tới biện pháp xâm lấn gây đau đớn cho người bệnh.


Tảo sản sinh hydro thúc đẩy nền kinh tế năng lượng thay thế (19/12/2020)

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra “nhà máy” sản xuất vi khuẩn dựa vào giọt nhỏ để tổng hợp hydro khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không khí. Nhà máy vi khuẩn này có thể sản xuất nhiên liệu thay thế từ hydro có giá thành rẻ hơn.


Nghiên cứu phát hiện 10 chất chuyển hóa liên quan đến nguy cơ đột quỵ (19/12/2020)

Chất chuyển hóa là các phân tử nhỏ được tìm thấy trong các tế bào bên trong cơ thể chúng ta. Chúng bắt nguồn từ các loại thực phẩm chúng ta ăn, quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể chúng ta và hệ vi khuẩn. Một phân tích mới đây của một nhóm các nghiên cứu… đã phát hiện ra rằng nồng độ của 10 chất chuyển hóa được phát hiện trong máu có liên quan đến nguy cơ đột quỵ của một người. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Neurology, tạp chí y khoa của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ.


Báo động về lượng phát thải khí nitơ (19/12/2020)

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature, việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón nitơ trong sản xuất lương thực trên toàn thế giới đang làm tăng nồng độ oxit nitơ (N2O), một loại khí nhà kính mạnh gấp 300 lần so với khí carbon dioxide, tồn tại trong khí quyển hơn 100 năm. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Auburn, Hoa Kỳ, với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ 48 cơ quan nghiên cứu ở 14 quốc gia.