Tin KHCN trong nước

Dự án FIRST tài trợ cho nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm đèn LED dùng trong nông nghiệp (08/11/2016)

Ngày 1/11/2016, Ban Quản lý Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN (FIRST) đã ký thỏa thuận tài trợ Dự án “Nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất, thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm LED dùng trong chiếu sáng nhân tạo nông nghiệp công nghệ cao tại thị trường Việt Nam” cho Nhóm hợp tác do Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông làm thành viên đứng đầu.


Nâng cao tiềm lực KHCN đòi hỏi nỗ lực đặc biệt (07/11/2016)

Cộng đồng khoa học Việt Nam, trong đó có ngành vật lý cần nỗ lực hơn nữa, bằng hành động thiết thực trong nghiên cứu, giảng dạy góp phần đưa tiềm lực KHCN nước nhà phát triển vượt khỏi những quy tắc thông thường.


Từ 09 - 11/11 tại Thái Nguyên sẽ diễn ra sự kiện “Ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ” năm 2016 (07/11/2016)

Từ ngày 09-11/11, tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên sẽ diễn ra sự kiện khoa học và công nghệ (KH&CN)“Ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chỉ đạo Tây Bắc và UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức với chủ đề “Kết nối ứng dụng, đổi mới, phát triển công nghệ - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững” với sự tham gia của trên 1000 đại biểu.


Khoa học và công nghệ gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (07/11/2016)

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Trần Văn Tùng tại Hội nghị Giao ban vùng Trung du và miền núi phía Bắc diễn ra ngày 4/11 tại TP. Hòa Bình.Tham dự hội nghị, về phía Bộ KH&CN có ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN và các Vụ, Viện, Trung tâm thuộc Bộ KH&CN


Ngôn ngữ lập trình mới cho phép máy tính khai thác năng lượng đáng tin cậy hơn (07/11/2016)

Những chiếc máy tính khai thác năng lượng từ sóng vô tuyến, năng lượng mặt trời, nhiệt và rung động có tiềm năng công nghệ to lớn. Nhưng đây là các nguồn năng lượng gián đoạn, nên không đảm bảo cho máy tính khai thác. Vấn đề nằm ở kỹ thuật lập trình.


Hội nghị UB KH&CN ASEAN lần thứ 71 (COST-71), Hội nghị Bộ trưởng KH&CN ASEAN không chính thức lần thứ 9 (IAMMST-9) và các cuộc họp liên quan (03/11/2016)

Từ ngày 24-29/10/2016, Hội nghị Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 71 (COST-71), Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 9 (IAMMST-9) và các cuộc họp liên quan đã diễn ra tại Thành phố Siem Reap, Vương quốc Campuchia với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.


FIRST tài trợ phát triển công nghệ sản xuất LED dùng trong nông nghiệp (03/11/2016)

Ngày 01/11, Ban Quản lý Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN (FIRST) đã ký thỏa thuận tài trợ Dự án “Nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất, thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm LED dùng trong chiếu sáng nhân tạo nông nghiệp công nghệ cao tại thị trường Việt Nam”. Dự án có tổng kinh phí trên 80 tỷ, trong đó FIRST tài trợ 48,8%.


Việt Nam - Hoa Kỳ: Thúc đẩy phong trào sáng tạo và khởi nghiệp (02/11/2016)

Ngày 1/11 tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng đã khai mạc Diễn đàn Thúc đẩy Phong trào Sáng tạo. Đây là các diễn đàn tương tác và triển lãm nhằm hỗ trợ hệ sinh thái sáng tạo và khởi nghiệp đang phát triển ở Việt Nam.


Thúc đẩy hoạt động các tổ chức tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ (02/11/2016)

Ngày 28/10/2016, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Văn phòng Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động các tổ chức tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ”. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động và phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ.


Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp chế biến dầu thực vật (02/11/2016)

Lượng dầu thực vật tiêu thụ bình quân đầu người hiện nay ở nước ta từ 8 – 9 kg/năm, thấp hơn nhiều so với 13,5 kg/người/năm bình quân của thế giới. Theo dự báo của Bộ Công thương, nhu cầu dầu thực vật trong nước vẫn tiếp tục tăng, 16 kg/người vào năm 2020 và 18 kg/người vào năm 2025. Sản xuất dầu từ hạt các cây có dầu và các nguồn khác (như cám gạo) ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho công nghiệp sản xuất dầu thực vật và như cầu thực phẩm, dẫn đến thực tế là ngành công nghiệp dầu thực vật Việt Nam hiện phải nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu. Do đó, nghiên cứu gia tăng năng suất, sản lượng các giống cây có dầu truyền thống (dừa, lạc, vừng, đậu tương), đồng thời tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới là nhu cầu cấp thiết cần được đặt ra.