Theo quy định tại Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 4 năm 2012, Pháp điển là việc cơ quan Nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển, cấu trúc của Bộ pháp điển đang được xây dựng gồm 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45, trong đó, mỗi chủ đề chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực. Bộ pháp điển điện tử, do Nhà nước giữ bản quyền và giao Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, duy trì hoạt động. Đây là công cụ tra cứu, sử dụng, nghiên cứu Luật pháp nói chung, góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nói riêng.
Thực hiện Công văn số 2363/VPCP-PL ngày 08 tháng 4 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về việc Tổng kết việc triển khai, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển và Công văn số 1785/BTP-KTrVB ngày 08 tháng 5 năm 2023 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; Uỷ ban nhân dân tỉnh giới thiệu Bộ pháp điển điện tử được đăng công khai trên môi trường mạng giúp cá nhân, tổ chức có thể truy cập, khai thác, sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin điện tử pháp điển địa chỉ: https://phapdien.moj.gov.vn
Tham khảo tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển tại Mục Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (https://phapdien.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/huong-dan-su-dung-bo-phap-dien.aspx?ItemID=4)
Việc khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả Bộ pháp điển trong quá trình giải quyết công việc tại các cơ quan, đơn vị nhằm từng bước thay đổi thói quen từ khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển.
Xem nội dung chi tiết công văn tại đây