Tin KHCN trong nước

Khuyến khích cả những sáng chế không chuyên

(06/07/2024)

Bộ KH&CN cho biết, về quan điểm, Bộ khuyến khích các sáng chế chuyên và không chuyên. Thời gian qua, các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều giải thưởng liên quan đến sáng chế trong nước.


'Cách để Việt Nam xây dựng nguyên tắc phát triển AI có trách nhiệm'

(06/07/2024)

Các chuyên gia quốc tế cho rằng để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) có trách nhiệm Việt Nam cần xây dựng trên nguyên tắc về pháp luật, đạo đức và tính bền vững về kỹ thuật, công nghệ hướng tới lợi ích vì con người.


Phòng thí nghiệm BSR, điểm tựa vững chắc cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu

(04/07/2024)

Với đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại và hơn 240 phương pháp thử nghiệm, phòng thí nghiệm BSR tại Nhà máy lọc Dầu Dung Quất có thể thực hiện hàng loạt thí nghiệm phân tích có độ phức tạp cao trong lĩnh vực lọc hoá dầu và cung cấp dịch vụ này tới khách hàng.


Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn 6 giải pháp phục hồi nhanh sau sự cố tấn công mạng

(04/07/2024)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp 6 giải pháp trọng tâm để tăng cường hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và phục hồi nhanh hoạt động sau sự cố tấn công mạng.


Lai tạo giống ngô ngọt mới cho vùng Đông Nam Bộ

(04/07/2024)

Ngô (bắp) ngọt hay còn gọi là ngô đường, là giống ngô có hàm lượng đường cao. Đây là một loại ngô biệt dạng, được tạo ra do đột biến gen tự nhiên, có chất lượng dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn, nên diện tích sản xuất không ngừng gia tăng qua từng năm, không chỉ ở Việt Nam, mà còn rộng khắp trên thế giới. Trong khi các giống ngô thông thường được thu hoạch khi hạt đã chín thì ngô đường thường được thu hoạch khi bắp chưa chín (ở giai đoạn "sữa"), và được dùng như một loại rau hơn là ngũ cốc. Quá trình chín của hạt ngô liên quan đến việc chuyển hóa đường thành tinh bột, nên ngô ngọt thường được ăn tươi, đóng hộp, đông lạnh. Đây là thực phẩm giàu năng lượng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, tốt cho sức khỏe.


Tiến sĩ Việt chế biến hồng sâm Lai Châu

(02/07/2024)

Từ sâm Lai Châu hữu cơ 5 tuổi được thu hái tại vườn sâm ở Sìn Hồ, Tiến sĩ Phạm Hà Thanh Tùng đã nghiên cứu chế biến thành hồng sâm dễ sử dụng và có tác dụng sinh học tốt hơn sâm tươi.


Mở rộng hợp tác về đổi mới sáng tạo, công nghiệp bán dẫn Việt Nam - Hàn Quốc

(01/07/2024)

Bên lề chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại thủ đô Seoul, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc với nhiều nội dung về phát triển công nghiệp bán dẫn, AI, thu hút đầu tư vào Việt Nam.


Nhân giống và canh tác sâm cau nuôi cấy mô

(26/06/2024)

Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides, tên dân gian là Huệ chi đá, tiêm mao, ngải cau… Đây là một loại dược liệu quý, sinh trưởng mạnh dưới tán lá rừng, lá rộng nguyên sinh hoặc thứ sinh. Ở Việt Nam, sâm cau phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Đắk Nông... Cây thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.


Mô hình máy vớt rác hai thân hoạt động bằng năng lượng mặt trời

(24/06/2024)

Trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa sinh hoạt, sinh viên Ngô Hoàng Thịnh tại Khoa Kỹ thuật tàu thủy thuộc trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu, sáng tạo mô hình tàu vớt rác hai thân, tích hợp năng lượng mặt trời. Việc sử dụng tàu vớt rác hai thân sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rác thải trôi dạt trên sông, hồ, bảo vệ môi trường sống cho sinh vật, đồng thời giảm nguy cơ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, du lịch…