Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị cổng giao tiếp căn hộ thông minh (17/04/2023)
-   +   A-   A+   In  
Ở Việt Nam, việc phát triển ứng dụng IoT đã được triển khai rất nhiều chung cư trung cấp đến cao cấp, do đó khái niệm Smarthome không còn xa lạ với nhiều người dân như trước đây, là sân chơi của các “ông lớn” trong lĩnh vực như BKAV, Lumi như trước mà còn mở rộng ra với rất nhiều các công ty cung cấp dịch vụ xây dựng nhà thông minh.

Nhà thông minh hiện nay cơ bản bao gồm các dịch vụ, thiết bị được tích hợp hay kết nối với trong IoT Gateway (bộ điều khiển trung tâm). Về cơ bản, các hệ thống điều khiển tự động, camera an ninh, tương tác bằng giọng nói cũng đã được nghiên cứu rất toàn diện. Hệ thống có thể hoạt động mà không cần kết nối đến Internet.

Hiện nay, IoT Gateway tại các nhà thông minh đều được các công ty tùy biến lại từ một nền tảng hệ điều hành có sẵn. Các hệ thống phần mềm này chỉ tập trung thực hiện các tác vụ trong nhà thông minh (tương tác bằng giọng nói, điều khiển thiết bị, nhận diện, theo dõi tình hình thời tiết...) chứ chưa được tích hợp các dịch vụ, tiện ích đi kèm, mục tiêu phục vụ người già, người cao tuổi. Vì thế, năm 2020, TS. Nguyễn Quốc Uy cùng nhóm nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị cổng giao tiếp căn hộ thông minh”.

Đề tài đã đạt được tất cả các nội dung yêu cầu: từ việc nghiên cứu lựa chọn phần cứng cho cổng giao tiếp căn hộ thông minh, đến lựa chọn các tính năng cần thiết cho cổng giao tiếp. Các tính năng đã đạt được, cho cả chủ căn hộ và Ban quản lý tòa nhà, cụ thể gồm các tính năng chính như sau:

- Tính năng thanh toán trực tuyến các phí dịch vụ hàng tháng.

- Tính năng quản lý nội dung media trực tuyến phục vụ giải trí, hiển thị các thông tin quảng cáo, khuyến mãi của các dịch vụ xung quanh tòa nhà.

- Tính năng quản tương tác 2 chiều giữa ban quản lý tòa nhà và chủ căn hộ.

- Tính năng tương tác với thiết bị trong nhà thông qua mạng LAN-INTERNET.

Đây là mô hình liên kết chính quyền, tương tác hai chiều (đặc biệt cấp phường, xã, quận huyện) đến người dân, đặc biệt phù hợp với các khu chung cư - với tính chất sinh hoạt dân cư đặc thù.

Hiện tại, MobiFone đang phát triển hệ thống loa phường, với chức năng truyền phát audio qua mạng 3G. Hệ thống này kết hợp với sản phẩm của đề tài sẽ thành một giải pháp tổng thể cho căn hộ thông minh. Đây cũng sẽ trở thành một dịch vụ mới của các nhà mạng dành cho các hộ dân cư.

Kế hoạch nghiên cứu tiếp theo sẽ bao gồm nghiên cứu tích hợp thêm dịch vụ vào trong thiết bị cổng giao tiếp thông minh, và phát triển thêm tính năng mới như:

- Xây dựng ứng dụng quản lý ra vào chung cư ứng dụng nhận diện khuôn mặt, tích hợp phần đăng ký khách, xác thực khách dành cho chủ căn hộ.

- Tích hợp các dịch vụ về Y tế thông minh cho căn hộ, cho phép gọi trợ giúp khẩn cấp, yêu cầu trợ giúp từ xa với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa.

- Xây dựng hoàn thiện tính năng tương tác với thiết bị trong nhà thông minh, thông qua sử dụng dịch vụ/thiết bị của bên thứ 3. Xây dựng lại hệ thống để cho phép scale khi có nhiều người truy cập

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18292/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 3958

Về trang trước Về đầu trang