Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết kế và chế tạo thang máy điện tốc độ 2.0 - 2.5m/s, đáp ứng yêu cầu chở người trong các tòa nhà cao tầng tại Việt Nam (23/02/2023)
-   +   A-   A+   In  
Ở Việt Nam, nhu cầu thang máy tốc độ từ 2-2.5m/s ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các tòa nhà cao tầng tại thành phố lớn, việc đưa vào sử dụng các sản phẩm thang máy hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới là rất cần thiết.

Vì vậy, các công ty sản xuất thang máy trong nước cần phải tập trung đầu tư nghiên cứu, giải mã công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm này, để ngành thang máy nước nhà không phải tụt hậu quá xa trước đà phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thang máy thế giới.

Trước tình hình đó, Cơ quan chủ trì Công ty thang máy Thiên Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Kỹ sư Bùi Văn Công thực hiện Nghiên cứu đổi mới công nghệ thiết kế và chế tạo thang máy điện tốc độ 2.0 - 2.5m/s, đáp ứng yêu cầu chở người trong các tòa nhà cao tầng tại Việt Nam nhằm mục tiêu tiến hành những nghiên cứu mang tính hệ thống và làm chủ quy trình công nghệ về chế tạo, thử nghiệm để từ đó tạo ra dòng sản phẩm thang máy tải khách mới đạt vận tốc di chuyển 2.0-2.5m/s, tạo thế chủ động trong việc cạnh tranh ngay trên sân nhà với các công ty thang máy nổi tiếng của nước ngoài tại phân khúc thị trường này, và làm giảm số lượng thang máy phải nhập khẩu hàng năm.

Công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam, trong nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá các thang máy chở khách trong và ngoài nước, chú trọng đến thang máy tốc độ cao dùng trong các tòa nhà cao tầng tại thị trường Việt Nam.

Thị trường thang máy trong nước hiện nay đang phát triển với tốc độ cao do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, đặc biệt là các công trình xây dựng cao tầng. Năm 2015, số lượng thang máy được lắp đặt mới tại thị trường Việt Nam ước tính khoảng 5.000 chiếc, trong đó thang máy nhập khẩu khoảng trên 2.000 chiếc hầu hết là thang máy tải khác. Số thang máy nhập khẩu chủ yếu tập trung ở khúc thị trường thang máy tốc độ cao >2.0m/s cho các tòa nhà từ 20 tầng trở lên, hiện chưa có công ty sản xuất thang máy nội địa nào tham gia sản xuất loại thang máy tải khách tốc độ cao phục vụ các tòa nhà cao tầng. Do đó rất cần có các nghiên cứu để tìm kiếm, giải mã và chế tạo thành công thang máy tốc độ cao này.

Để phát triển ngành công nghiệp thang máy tại Việt Nam và giảm giá thành cho người sử dụng cần có các nghiên cứu tìm kiếm giải mã công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất thang máy về phần cơ khí, điện, thuật toán điều khiển, đặc biệt là các thang máy dùng trong các nhà cao tầng đòi hỏi tốc độ di chuyển cao.

Từ các nghiên cứu một cách bài bản có tính hệ thống về các nhu cầu xuất phát từ thực tế và cần đổi mới, các tác giả nghiên cứu đã thực hiện các công việc liên quan đến tìm kiếm, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu, xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu, cụ thể là tìm kiếm, thu thập, tổng hợp thông tin số liệu về thang máy tốc độ cao trên thế giới, số liệu tổng hợp phục vụ thiết kế thang máy… Từ đó, có các kết quả quan trọng nhằm phục vụ cho việc triển khai giải mã công nghệ.

Để phát triển ngành công nghiệp thang máy tại Việt Nam và giảm giá thành cho người sử dụng cần có các nghiên cứu, giải mã công nghệ để thiết kế, chế tạo và sản xuất thang máy về phần cơ khí, điện, thuật toán điều khiển, đặc biệt là các thang máy dùng trong các nhà cao tầng đòi hỏi tốc độ di chuyển cao.

Sau thời gian nghiên cứu đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Giải quyết các vấn đề chế tạo từ shoe trượt sang shoe lăn, phanh, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến ty cáp, cabin, cửa tầng, lực phân bổ trên dầm, đáy hố, độ ồn và rung lắc của cabin khi di chuyển với tốc độ 2.0-2.5m/s…

- Nghiên cứu và thực hiện hệ thống đo lường và điều khiển dừng tầng chính xác khi thang máy di chuyển tốc độ cao. Các tín hiệu chính đưa về bộ xử lý và điều khiển trung tâm bao gồm: tín hiệu báo tầng, tín hiệu hồi tiếp điều khiển động cơ, gia tốc khởi động và dừng tầng… Việc phát triển các thuật toán thông minh cho bộ điều khiển trung tâm khi nhiều thang máy cùng hoạt động cũng cần được tiến hành nghiên cứu và triển khai…

- Nghiên cứu về hệ thống các thiết bị kiểm tra an toàn cho thang máy bao gồm: cửa cabin, cửa tầng, giới hạn tốc độ, phanh khi đứt cáp… Hệ thống bao gồm các cảm biến thu thập các tín hiệu truyền về Card điều khiển trung tâm nhằm kiểm tra đánh giá phần an toàn của thang máy trước khi cho thang chạy…

- Nghiên cứu hoàn thiện phần thử nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật của thang máy trước khi xuất xưởng…

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18163/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 3762

Về trang trước Về đầu trang