Tin KHCN trong nước
Chính thức phát động giải thưởng khoa học VinFuture 2023 (10/01/2023)
-   +   A-   A+   In  

Giải thưởng VinFuture hàng năm nhằm tôn vinh các phát minh khoa học công nghệ (KHCN) đột phá đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người.

Với tầm nhìn và sứ mệnh “Khoa học phụng sự nhân loại”, Giải thưởng VinFuture năm 2023 hướng đến công nhận và vinh danh các nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ mang tính đột phá, góp phần giải quyết những vấn đề nhân loại đang đối mặt và mang tới sự phát triển bền vững cho cuộc sống con người trong tương lai.

Giải thưởng VinFuture chính thức khởi động mùa giải 2023 với thời gian nhận đề cử từ 14 giờ ngày 09/01/2023 tới 14 giờ ngày 15/05/2023 (theo giờ Hà Nội, GMT+7).

Để tham gia mùa giải 2023, các phát minh, giải pháp khoa học công nghệ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề cử của giải thưởng, và được đề cử bởi các tổ chức, các cá nhân uy tín về khoa học công nghệ trên toàn thế giới.

Các dự án đề cử sẽ được đánh giá qua các bước sàng lọc và xét chọn của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture, bao gồm các nhà khoa học uy tín, các chuyên gia hàng đầu thế giới từng sở hữu các giải thưởng danh giá như Nobel, Turing, Millennium Technology…

Trước đó, mùa giải VinFuture 2022 đã nhận được 970 đề cử chất lượng từ các nhà khoa học, nghiên cứu, phát minh từ 6 châu lục trên toàn thế giới. Giải thưởng Chính VinFuture 2022 trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 5 nhà khoa học: Giáo sư Sir Tim Berners-Lee, Tiến sĩ Vinton Cerf, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire, Tiến sĩ Robert Kahn, và Giáo sư Sir David Payne với các tầng phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu.

Hoạt động cốt lõi của Quỹ VinFuture là trao Giải thưởng VinFuture hàng năm cho các phát minh KHCN đột phá đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Ngoài ra, Quỹ cũng tiến hành nhiều hoạt động để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, như tài trợ nghiên cứu, hợp tác phát triển học thuật, thúc đẩy giáo dục STEM./.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 4278

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)