Tin KHCN trong nước
Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong nông nghiệp (16/01/2023)
-   +   A-   A+   In  

Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT vừa ban hành Tiêu chuẩn về khảo nghiệm trên đồng ruộng thuốc bảo vệ thực vật phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng bằng thiết bị bay không người lái (UAV).

Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong nông nghiệp - Ảnh 1.

Các ứng dụng của thiết bị bay không người lái có thể kể đến như lập bản đồ, kiểm tra và theo dõi mùa vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật, giám sát tưới tiêu và chăn thả gia súc.

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV/Drone) được xem là một giải pháp hỗ trợ nông dân trên toàn cầu, đặc biệt nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại các nước châu Á có thể giải quyết một số thách thức còn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp. Các ứng dụng của thiết bị bay không người lái có thể kể đến như lập bản đồ, kiểm tra và theo dõi mùa vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật, giám sát tưới tiêu và chăn thả gia súc.

Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, ứng dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật đang trở nên ngày càng phổ biến nhờ những ưu điểm nổi bật về hiệu quả, độ chính xác, tiết kiệm chi phí công lao động, giảm lượng nước thuốc sử dụng, công suất cao, bảo vệ sức khỏe cho nông dân. Ngoài ra, sử dụng thiết bị bay không người lái có hiệu quả cao trong phòng trừ các sinh vật gây hại nguy hiểm như đối với châu chấu sa mạc trong thời gian vừa qua tại một số nước.

Tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm trên đồng ruộng thuốc bảo vệ thực vật phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng bằng thiết bị bay không người lái lần này có thể coi là văn bản đầu tiên hướng dẫn đăng ký và triển khai việc ứng dụng thiết bị bay không người lái trong lĩnh vực nông nghiệp và bảo vệ thực vật. Đây cũng là cơ sở pháp lý chính thức cho việc đăng ký các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên Drone/UAV đồng thời tạo tiền đề cho việc mở rộng và áp dụng rộng rãi các công nghệ phun mới tại Việt Nam nâng cao mức độ hiệu quả, an toàn cho người sử dụng và chất lượng nông sản.

Việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở cũng dựa trên kết quả của việc tiến hành các mô hình thử nghiệm, quá trình nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng cũng như tham vấn với nhiều bên có liên quan. 

Trong 2 năm 2021-2022, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp cùng các tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm, các đơn vị cung cấp thiết bị bay trong nước, các công ty thành viên của CropLife Việt Nam và một số công ty thuộc Hội Doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) tiến hành một số các mô hình thử nghiệm phun thuốc bằng Drone. Việc thử nghiệm này được tiến hành trên 7 nhóm cây trồng chính với 8 dạng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ 15 loại sinh vật gây hại tại nhiều địa bàn sản xuất nông nghiệp khác nhau trên cả nước.

Kết quả cho thấy tiềm năng ứng dụng công nghệ bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ một số dịch hại là rất lớn, đặc biệt trên các cây trồng như lúa, ngô, cây ăn quả với mức độ phòng trừ tương đương hoặc cao hơn so với phun thông thường. 

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ Drone/UAV cũng giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước thuốc sử dụng và công lao động. Nông dân tham gia khảo nghiệm nghiệm cũng ghi nhận rằng họ tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật ít hơn so với phun thông thường.

Dựa trên kết quả khảo nghiệm, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành xây dựng dự thảo tiêu chuẩn cơ sở về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bằng sử dụng các thiết bị bay không người lái trong nông nghiệp. 

Nhiều cuộc họp cũng như hội thảo đã được tổ chức trong năm 2022 để lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân, các Hiệp hội, các chuyên gia quốc tế. Ghi nhận các ý kiến đóng góp từ các đơn vị và chuyên gia, tiêu chuẩn cơ sở đã được chỉnh sửa dựa trên điều kiện thực tế tại Việt Nam và hoàn thiện vào tháng 10/2022 để trình duyệt và công bố vào đầu năm 2023.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 5050

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)