Chuyển đổi số
Chuyển đổi số ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp (08/12/2022)
-   +   A-   A+   In  
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra những cơ hội rất lớn đối với doanh nghiệp trong đổi mới quản lý, công nghệ và cách tiếp cận đối tác và khách hàng. Các công nghệ mới như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và in 3D, cho phép tạo sự khác biệt hóa sản phẩm ở mức cao hơn, cũng như kết hợp hiệu quả giữa các hệ thống chuỗi cung ứng với các mô hình kinh doanh mới nhằm rút ngắn khoảng cách và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Điều đó đồng thời làm nảy sinh nhu cầu về sản phẩm, đòi hỏi tính linh hoạt và phản ứng mạnh hơn về nguồn cung.

Các điều kiện thị trường đang thay đổi này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và nhạy bén hơn. Trên thực tế, số hóa đã làm thay đổi đáng kể các điều kiện thị trường thông qua giảm quy mô doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Số hóa cho phép giảm chi phí giao dịch liên quan đến các hoạt động thị trường, nghĩa là khả năng tiếp cận thông tin, truyền thông và kết nối, giảm động cơ khuyến khích doanh nghiệp nội bộ hóa các hoạt động đó. Ngoài ra, số hóa cũng giúp doanh nghiệp hội nhập thị trường toàn cầu, vì giảm chi phí liên quan đến vận tải và hoạt động xuyên biên giới, tăng khả năng thương mại nhiều dịch vụ, trong đó, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số, và giảm một số chi phí ngầm do chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) bị phân khúc gây ra.

Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị tụt hậu, mặc dù đáng lẽ có thể thu được những lợi ích to lớn từ các công cụ, dịch vụ và phương thức số . Số hóa mở ra những cơ hội chưa từng có cho các doanh nghiệp nhỏ vượt qua các rào cản liên quan đến quy mô mà doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình đổi mới để vươn ra toàn cầu và phát triển. Do quy mô hạn chế phạm vi tạo ra lợi thế, nên doanh nghiệp nhỏ có xu hướng dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm và hiệu ứng mạng và quần tụ.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp hội nhập thị trường toàn cầu, vì giảm chi phí liên quan đến vận tải và hoạt động xuyên biên giới, tăng khả năng thương mại nhiều dịch vụ, làm thay đổi các điều kiện tiếp cận những nguồn lực chiến lược. Số hóa tạo ra rất nhiều dịch vụ tài chính sáng tạo cho các doanh nghiệp truyền thống gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính. Các dịch vụ tài chính từ cho vay ngang hàng (là hình thức cho cá nhân hoặc doanh nghiệp vay thông qua các dịch vụ trực tuyến) đến các công cụ đánh giá rủi ro thay thế. Fintech (công nghệ tài chính) ngày càng trở thành trung tâm cung cấp tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và những doanh nghiệp đã tồn tại lâu năm trên thị trường sử dụng công cụ Fintech ngày càng nhiều. Số hóa cũng giúp họ dễ tiếp cận các kỹ năng thông qua các nền tảng tuyển dụng việc làm, thuê ngoài và tuyển dụng làm việc trực tuyến hoặc thông qua kết nối họ với các đối tác tri thức.

Chuyển đổi số hỗ trợ tạo ra sản phẩm nguồn mở và đổi mới mở, đồng thời tiếp cận nhiều hơn với các tài sản đổi mới sáng tạo như công nghệ, dữ liệu hoặc mạng tri thức. Ví dụ, các công ty đa quốc gia thông qua mạng lưới sản xuất quốc tế, từ lâu đã đóng vai trò là kênh chuyển giao xuyên biên giới “được nội bộ hóa” cho hàng hóa và dịch vụ, dòng tài chính và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các công ty này còn là phương tiện phổ biến các công nghệ số trên toàn cầu. Chuyển đổi số gia tăng có thể làm giảm tầm quan trọng của khoảng cách, làm biến đổi khung thể chế. Chính phủ điện tử và các nền tảng trực tuyến đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp. Các ứng dụng kỹ thuật số đã và đang lan rộng trên nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ phát triển kinh doanh đến hệ thống li-xăng, tuân thủ thuế. Song song với đó, nhiều dữ liệu sẵn có kết hợp với nhận thức về hành vi, đang cho phép các nước điều chỉnh dịch vụ theo hướng tốt hơn cho phù hợp với sở thích của người dùng và tạo cơ hội cho việc thử nghiệm chính sách, cải thiện tổng thể hiệu quả của chính sách cho doanh nghiệp.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 801

Về trang trước Về đầu trang