Các phương pháp tra thuốc mắt hiện nay bao gồm bôi trực tiếp bên ngoài mắt hoặc tiêm vào trong mắt. Không có phương pháp nào là tối ưu vì thuốc bôi không thấm đủ sâu vào mắt và tiêm thuốc vào mắt gây đau và thường dẫn đến viêm. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã đưa ra một phương pháp mới sử dụng kính áp tròng gắn kim nano.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu gắn các kim nano vào mắt, thường sẽ tan ra theo thời gian để giải phóng thuốc. Các kim nano có kích thước nhỏ nên không gây đau hoặc khó chịu. Để đưa các kim nano vào mắt, các nhà khoa học gắn chúng vào kính áp tròng, sẽ tan ngay sau khi dán vào mắt.
Các nhà khoa học đã gắn kim nano trên đế silicon, nên sẽ mất nhiều thời gian để kim nano hòa tan trong mắt. Kim nano nhỏ hơn 10 lần so với bất cứ loại kim nào trước được thử nghiệm trước đây. Kim nano cũng được tạo ra theo cách độc đáo thông qua phát triển các sợi nano từ hỗn hợp silicon và thuốc, sau đó, được phủ một lớp polime để kim nứt ở vị trí chúng tiếp xúc với đế silicon. Để làm được điều này, các nhà khoa học đã phủ polymethyl methacrylate lên các kim nhỏ. Sau đó, polime được bóc ra khỏi đế silicon. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu phủ lớp nền của các ống nano bằng một loại polime khác và loại bỏ lớp đầu tiên. Điều đó khiến cho các kim nano được gắn vào vật liệu polime thứ hai. Sau khi thiết kế được hoàn thiện, các nhà nghiên cứu lặp lại quá trình để đế được tạo hình dạng kính áp tròng. Bước cuối cùng là bổ sung loại thuốc thứ hai vào kính áp tròng - loại thuốc sẽ được bôi vào mắt cùng thời điểm khi lớp đế silicon tan ra.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm sản phẩm mới trên mô hình thỏ. Kết quả cho thấy giảm gần như hoàn toàn sự xuất hiện mạch máu mới của giác mạc chỉ sau 28 ngày. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sâu hơn trước khi liệu pháp dựa vào kim nano được sử dụng để điều trị bệnh về mắt trên người. Trước mắt, liệu pháp này sẽ phải được kiểm tra cả về hiệu quả và độ an toàn. Ngoài ra, cần có cách bảo quản kính áp tròng.