Tham dự hội nghị về phía Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá có bà Cao Thị Bích Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Về phía Sở KH&CN có ông Tạ Hồng Lâm – Phó Chi cục trưởng Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng đại diện các Sở, ban, ngành, Công an kinh tế, Cục Quản lý thị trường và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ông Tạ Hồng Lâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Tạ Hồng Lâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết: Hiện nay Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017 và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2022 đã bổ sung, khắc phục nhiều vấn đề bất cập của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Nội dung của 02 nghị định về nhãn hàng hoá rõ ràng, dễ hiểu, về cơ bản có thể thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc ghi nhãn hàng hóa còn tồn tại nhiều vấn đề chưa rõ đối với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, cũng là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần biết rõ các quy định khi sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Lâm, việc ghi nhãn hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lý Nhà nước. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Tại hội nghị các đại biểu, khách mời đã được nghe bà Cao Thị Bích Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ; Hướng dẫn ghi nhãn đối với các loại hàng hóa cụ thể.
Theo đó, bà Bùi Thị Thùy Dương – Kiểm soát viên chất lượng - Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng đã hướng dẫn cho các đại biểu, khách mời về nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.