Tin KHCN trong nước
Tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm bào ngư (Pleurotus sp.) ở tỉnh Sóc Trăng (05/07/2022)
-   +   A-   A+   In  
Nhằm tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp và rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc Khmer, hộ nghèo và từng bước hình thành vùng chuyên canh trồng nấm cung cấp cho công nghiệp chế biến xuất khẩu nấm, nhóm nghiên cứu đến từ Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường, do KS. Trần Văn Thắng đứng đầu, đã thực hiện Dự án “Tận dụng phế phẩm nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ) để phát triển nghề trồng nấm bào ngư (Pleurotus sp.) ở tỉnh Sóc Trăng”.

Sản phẩm nấm bào ngư đóng lon

Sau bốn năm thực hiện, từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2020, Dự án đã được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, đủ nội dung theo thuyết minh và đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là:

- Đã tiếp nhận: 04 quy trình phân lập, nhân giống nấm Cấp I, Cấp II, Cấp III; 03 quy trình công nghệ nuôi trồng 03 loại nấm Sò; 03 quy trình công nghệ bảo quản nấm tươi, chế biến nấm. Các quy trình đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, mang lại hiệu quả cao khi áp dụng, phù hợp với điều kiện của Sóc Trăng;

+ Các quy trình công nghệ nuôi trồng đã được thực hiện để trồng nấm Sò tại mô hình sản xuất nấm tập trung và phân tán đạt công suất 100% trong thuyết minh.

+ Các quy trình chế biến và bảo quản nấm được áp dụng để tiêu thụ, chế biến 100% số sản phẩm

Dây chuyền thiết bị đóng bịch nấm công suất 1.000 bịch/giờ

- Đã xây dựng được các mô hình:

+ Mô hình sản xuất nấm thương phẩm phân tán: Đã hình thành 30 mô hình trồng nấm phân tán nuôi trồng nấm; Đạt sản lượng trên 200 tấn nấm tươi/mô hình/năm

+ Mô hình sơ chế và chế biến nấm: Công suất 50 tấn nấm tươi/tháng, bao gồm: Nấm đóng hộp (25.000 hộp), Nấm đóng túi (12.000 túi), Nấm ủ chua (8.000 lọ)

+ Mô hình sản xuất nấm thương phẩm phân tán: Đã hình thành 30 mô hình trồng nấm phân tán nuôi trồng nấm; Đạt sản lượng trên 200 tấn nấm tươi/mô hình/năm

- Đào tạo:

+ Cán bộ kỹ thuật: 10 kỹ thuật viên cơ sở, Làm chủ công nghệ và trình độ tiểu giáo viên kỹ thuật nấm

+ Nông dân nuôi trồng nấm: 203 lượt người đã nắm được quy trình nuôi trồng, thu hái, sơ chế và bảo quản nấm bào ngư

Dự án đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nghề trồng nấm tỉnh Sóc Trăng. Nhiều hộ dân đã đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Qua thực tế sản xuất, chủ nhiệm Dự án cùng Ban quản lý dự án đã cùng chủ cơ sở các mô hình phân tán có nhiều cuộc trao đổi rút kinh nghiệm.

Với những kết quả đã thu được nêu trên, nhóm thực hiện Dự án đề xuất kiến nghị như sau:

- Đối với Trung ương:

+ Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ đưa nhiệm vụ phát triển nghề nấm vào chương trình kế hoạch riêng, tập trung phát triển cho khu vực nông thôn nhằm tận dụng các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

+ Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường vốn đầu tư các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học giúp cơ sở có thể chủ động sản xuất và nhân giống nấm. từng bước cơ giới hóa, tự động hóa nghề sản xuất, chế biến nấm. Ưu tiên, hỗ trợ cho các đơn vị nghiên cứu hoặc tìm kiếm công nghệ tiên tiến của nước ngoài về bảo quản, chế biến nấm.

+ Công ty được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào ngày 18 tháng 5 năm 2017, vì vậy Công ty kính đề nghị cho công ty được tiếp tục quản lý và sử dụng tài sản mua sắm trong quá trình thực hiện dự án để đơn vị tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình tại địa phương.

- Đối với địa phương:

+ Đề nghị Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Sóc Trăng phê duyệt Chương trình sản xuất, chế biến nấm ăn, nấm dược liệu và đưa vào hướng ưu tiên phát triển trong sản xuất Nông nghiệp, xây dựng chính sách thu hút đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết… trong các lĩnh vực khoa học, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm.

+ Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đưa vào kế hoạch hàng năm đầu tư cho phát triển nghề nuôi trồng, chế biến nấm. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành xây dựng cơ chế, chính sách trình UBND tỉnh hỗ trợ về giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, sơ chế, chế biến và tiêu thụ nấm.

- Cần cơ chế khuyến khích nông dân: Mặc dù quá trình nuôi trồng nấm, các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án co thu lợi nhuận. Tuy nhien sự đầu tư cùng với triển khai thực hiện Dự án còn hạn chế như việc đầu tư làm nhà xưởng, lán trại ban đầu tương đối lớn cho nên việc thu lợi nhuận còn ở mức thấp.  

- Đối với cơ quan khoa học - công nghệ và doanh nghiệp: Trong thời gian tới, đề nghị Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nấm nghiên cứu thực hiện hiệu quả hơn nữa một số đề xuất của công ty như sau:

+ Hoàn thiện các công nghệ thích hợp cho từng loại nấm ăn, nấm dược liệu phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ nuôi trồng mới.

+ Tiếp tục nghiên cứu có cơ chế sát thực tế hơn, việc hỗ trợ thu mua sản phẩm nấm cho nông dân.

+ Tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất nấm, sơ chế đến chế biến cho các mô hình sản xuất nấm, hộ nuôi trồng và các địa phương muốn phát triển nghề nấm.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo tổng kết Dự án (Mã số 17185/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4271

Về trang trước Về đầu trang