Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện Đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ốc Đụn Cái (Tectusniloticus) ở Vườn quốc gia Côn Đảo (14/06/2022)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 14/6/2022, Sở KH&CN đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện Đề tài Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ốc Đụn Cái (Tectusniloticus) ở Vườn quốc gia Côn Đảo. Ông Đỗ Hữu Hiền – Phó Giám đốc Sở KH&CN – Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

Ông Đỗ Hữu Hiền – Phó Giám đốc Sở KH&CN – Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp

 

Tại cuộc họp, Hội đồng đã nghe chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt thuyết minh nhiệm vụ, mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và các mô hình nuôi nhằm phục hồi, phát triển tái tạo quần đàn ốc Đụn Cái (Tectus niloticus) ở Vườn quốc gia Côn Đảo. Mục tiêu cụ thể là xây dựng quy trình sản xuất giống ốc Đụn Cái (Tectus niloticus) với 5.000-10.000 con giống kích cỡ 0,5-1 cm/con; Xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tăng trưởng, tái tạo quần đàn nhằm phục hồi và bổ sung ốc Đụn Cái (Tectus niloticus) ở Vườn quốc gia Côn Đảo.

 

Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam ốc Đụn Cái phân bố từ Bắc tới Nam nhưng tập trung ở một số địa phương như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số đảo xa bờ như Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc và quần đảo Trường Sa. Môi trường sống của ốc Đụn Cái ghi nhận ở vùng biển Việt Nam là vùng triều trên nền san hô chết, sống trong các rạn san hô và các bãi ngầm xa bờ. Theo sách đỏ Việt Nam (2007) xà cừ của ốc Đụn Cái dùng để khảm tranh, làm cúc áo; vỏ được đánh bóng làm mĩ nghệ; thịt thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy chúng có giá trị thương mại cao và được xếp vào nhóm rất nguy cấp (CR: Critically Endangered). Hiện nay, loài này được khai thác cho nhu cầu thực phẩm (thịt ốc giá dao động từ 200.000 đ – 500.000 đ/kg) và vỏ được dùng làm hàng mỹ nghệ (giá thị trường hiện nay khoảng 150.000 – 500.000đ/vỏ tùy kích thước).

 

Hiện nay, nhu cầu ngày càng lớn và việc khai thác quá mức đang diễn ra ở mọi vùng biển Việt Nam làm cho nguồn lợi ốc Đụn Cái đã trở nên cạn kiệt. Những dẫn liệu cho thấy, tình trạng khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi ốc Đụn Cái trên rạn san hô ở vùng biển Việt Nam nói chung và Côn Đảo nói riêng. Theo sách đỏ Việt Nam, ốc Đụn Cái nằm trong nhóm CR A 1a (loài bị đe dọa rất nguy cấp, suy giảm ít nhất 80%) và ốc Đụn Cái là đối tượng được đưa vào trong chương trình giám sát rạn san hô của Việt Nam. Như vậy, việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phục hồi nguồn lợi ốc Đụn Cái là vấn đề cần đặt ra hiện nay, đặc biệt ở vùng biển Côn Đảo nơi mà nguồn lợi Ốc Đụn Cái còn lại gần như là duy nhất ở vùng biển Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này sẽ góp phần bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học và nguồn lợi của những loài bị đe dọa nguy cấp và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, việc phục hồi nguồn lợi ốc Đụn Cái cũng góp phần nâng cao đời sống và ý thức về bảo tồn sinh vật biển trong cộng đồng dân cư.

 

Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài trình bày, các thành viên Hội đồng đã tiến hành đánh giá, góp ý bản thuyết minh theo từng tiêu chí về nội dung nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu; hiệu quả và phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu, năng lực chuyên môn của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và tiến hành bỏ phiếu đánh giá, Hội đồng khoa học và công nghệ đã nhất trí chọn Viện Hải dương học là cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, TS. Hoàng Xuân Bền là chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ốc Đụn Cái (Tectusniloticus) ở Vườn quốc gia Côn Đảo” với số điểm 79 điểm. Đồng thời, Hội đồng yêu cầu chủ nhiệm và nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung nghiên cứu theo ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng để hoàn thiện thuyết minh.

 

Nguồn: Huyền Trân

Số lượt đọc: 1566

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, thông qua danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2021 (03/09/2020)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” (17/06/2020)
  • Hội đồng tuyển chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể Dugong và hệ sinh thái cỏ biển tại Côn Đảo” (05/06/2020)
  • Hội đồng tuyển chọn dự án SXTN: Xây dựng mô hình sản xuất Nhãn VietGAP theo hướng hữu cơ tại tỉnh BR-VT (05/06/2020)
  • Hội đồng tuyển chọn Dự án “Xây dựng quy trình sản xuất và ương nuôi Hàu giống Thái Bình Dương (Crasostrea gigas) tam bội tại BR-VT” (29/05/2020)
  • Thí điểm ứng dụng công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy, dòng Rip tại khu vực Bãi Sau TP Vũng Tàu (25/05/2020)
  • Ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau (08/05/2020)
  • Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite để chế tạo lô cốt cho lực lượng phòng thủ bờ biển trên tỉnh BR-VT (19/12/2019)
  • Hội đồng tư vấn xác định sản phẩm khí CNG đã được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản theo quy trình sản xuất khép kín (16/12/2019)
  • Tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian người Việt (dân tộc Kinh) ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (29/07/2019)