Tin KHCN nước ngoài
Xi măng thân thiện với môi trường làm từ bùn và nước tiểu (21/06/2022)
-   +   A-   A+   In  

Việc sản xuất xi măng Portland truyền thống là một nguồn phát thải khí nhà kính chính, do các nguyên liệu phải được nung ở nhiệt độ rất cao. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với loại xi măng mới (new biocement), xi măng này kết hợp các vật liệu phế thải.

BIOCEMENT: là xi măng kháng khuẩn và nấm đảm bảo giữ cho công trình lâu dài không bị vi khuẩn phá hoại. Xi măng kháng khuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. Việc sử dụng xi măng này sẽ giảm bớt được các vấn đề về y học, sinh hoạt và thẩm mỹ có liên quan tới sự phá hoại của nhiều loại nấm khác nhau, sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc diệt khuẩn và nấm.

Xi măng Portland, là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, nó là thành phần cơ bản của bê tông, vữa, hồ. Có thành phần chủ yếu là clinker Portland chiếm tỉ lệ 95 - 96% và thạch cao chiếm tỉ lệ 4-5%. 

Được phát triển tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, loại xi măng mới được làm từ hai chất chính là bùn cacbua công nghiệp; là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất khí axetylen và urê, có nguồn gốc từ nước tiểu của động vật có vú như người, bò hoặc lợn.

Đầu tiên bùn được xử lý bằng axit, tạo ra canxi hòa tan. Sau đó, urê được thêm vào canxi đó, tạo thành dung dịch xi măng. Các vi khuẩn đặc biệt sau đó được thêm vào dung dịch, nơi chúng phân hủy urê để tạo thành các ion cacbonat. Tiếp theo là quá trình được gọi là "kết tủa canxit do vi sinh vật gây ra", các ion cacbonat phản ứng với ion canxi hòa tan để tạo thành canxi cacbonat cứng, rắn. Khi hỗn hợp được kết hợp với cát hoặc đất khi phản ứng đó đang diễn ra, canxi cacbonat sẽ liên kết các hạt cát/đất với nhau và lấp đầy khoảng trống giữa chúng. Kết quả là tạo ra một khối vật liệu rắn chắc có khả năng chống thấm nước và có màu giống với cát hoặc đất ban đầu. Hơn nữa, toàn bộ quá trình sản xuất diễn ra ở nhiệt độ phòng.

Các ứng dụng cho loại xi măng mới này bao gồm tăng cường nền đất tại các địa điểm xây dựng; giảm sự xói mòn của các bãi biển (bằng cách hình thành lớp vỏ cứng trên lớp cát) và xây dựng các hồ chứa nước ngọt. Vật liệu này thậm chí đã được sử dụng để lấp đầy vết nứt và xây dựng lại những phần của các tượng đài bằng đá bị hư hỏng.

Nghiên cứu, do Giáo sư Chu Jian và Tiến sĩ Yang Yang chủ trì, đã được xuất bản trên Tạp chí Kỹ thuật Hóa học Môi trường.

 

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4494

Về trang trước Về đầu trang