Gần đây, để điều trị cho bệnh nhân ung thư, các bác sỹ sử dụng những công cụ như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y tế đã khám phá ra ra vắc-xin chống ung thư, ví dụ vắc xin ngừa các bệnh liên quan đến HPV, đã làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác. Những nỗ lực khác nhằm vào mục tiêu là các kháng nguyên peptit, đã được chứng minh là có hiệu quả, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phát triển một loại vắc-xin phổ quát hơn được cho là có thể phòng ngừa nhiều loại bệnh ung thư.
Loại vắc-xin mới hoạt động bằng cách dỡ bỏ một trong những chiến lược phòng thủ chính mà các khối u sử dụng, đó là khả năng tách tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên khỏi bề mặt của chúng. Các tế bào này được huy động khi cơ thể phát hiện một khối u đang phát triển và cảnh báo cho hệ miễn dịch. Bằng cách loại bỏ chúng sau khi chúng tự liên kết với các protein MICA và MICB trên bề mặt của chúng, các khối u có thể tự do phát triển. Vắc-xin mới hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình chia tách, cản trở khối u loại bỏ các tế bào miễn dịch được đưa đến để tiêu diệt nó. Vắc-xin làm gián đoạn quá trình phân tách này thông qua tăng mật độ protein trên bề mặt tế bào khối u, mà các nhà nghiên cứu mô tả là "kích thích miễn dịch bảo vệ".
Cho đến nay, vắc-xin mới đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trên mô hình chuột và khỉ vàng. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nhiều dấu hiệu cho thấy vắc-xin hoạt động tốt hơn khi được sử dụng kết hợp với xạ trị. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch thử nghiệm vắc xin mới trên người.