Tin KHCN trong nước
Bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số (13/03/2022)
-   +   A-   A+   In  
Một ứng dụng blockchain có thể giúp những nghệ sĩ Việt kiểm soát các tác phẩm số của mình, dễ dàng bán nó hơn và bảo vệ chống lại những người chiếm đoạt tài sản mà không được phép.

Các bức tranh số có thể xác lập quyền sở hữu trên blockchain | Ảnh minh họa
Các bức tranh số có thể xác lập quyền sở hữu trên blockchain | Ảnh minh họa
 
Cùng với việc chuyển dịch các hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến, vấn nạn xâm phạm bản quyền tài sản kỹ thuật số là vấn đề nhức nhối mà nhiều doanh nghiệp đang giải quyết. Khác với các tài sản vật lý, các tài sản trên môi trường số (ví dụ như một bức hình hoặc đoạn phim) đều có khả năng sao chép một cách nhanh chóng và dễ dàng.
 
Điều này đòi khỏi phải có một giải pháp giúp chứng minh quyền tác giả, quyền sở hữu nhằm giúp cho những nhà sáng tạo tự tin phát huy tài năng của bản thân và nhận được những lợi ích kinh tế tương xứng.
 
Hiện nay tuy đã có một vài giải pháp giúp xác minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, tuy nhiên các giải pháp này vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế, một trong số đó là quá trình xác minh phức tạp và phụ thuộc vào nhân viên của đơn vị cấp phát trong thế giới thực. Như vậy để xác minh quyền sở hữu tài sản số sẽ mất nhiều thời gian và chủ sở hữu hoặc người mua sẽ không có khả năng tự xác thực ngay khi trao đổi.
 
Trước bài toán đó, nhóm kỹ sư đến từ Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh dưới sự dẫn dắt của các giảng viên cùng ban cố vấn tại Vietnam Blockchain Corporation đã tạo ra ứng dụng DigiPos để bảo vệ và chứng minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số.
 
Về cơ bản, giải pháp này sẽ xác minh quyền sở hữu các bức tranh ở dạng tài sản số có áp dụng blockchain bằng các mã không thể thay thế (NFT). Việc sử dụng NFT để chứng minh quyền sở hữu là một biện pháp rất hiệu quả, vì mỗi tài sản số sẽ mã hóa bằng một mã NFT duy nhất, nhờ đó có thể phân biệt được đây có phải tài sản sao chép hay không. Với khả năng lưu trữ dữ liệu bất biến, việc mạo danh hay xóa sửa dữ liệu trên nền tảng blockchain là hoàn toàn không thể can thiệp.
 
Theo mô tả, DigiPos cung cấp các chức năng mua-bán tương tự các sàn giao dịch NFT lớn như Binance NFT, Crypto và OpenSea, đồng thời cũng có chức năng xác minh tài sản số giống như Blockcerts hoặc OriginStamps. Khi sử dụng DigiPos, người dùng có thể đưa các tài sản NFT lên Blockchain và nhận mã xác minh quyền sở hữu của mình. Thông qua blockchain, họ có thể dễ dàng quản lý các giao dịch cá nhân hoặc đấu giá với các giao dịch viên khác.
 
Khi một nghệ sĩ chủ động xác lập quyền tài sản tác phẩm số của mình trên blockchain, họ sẽ được bảo vệ quyền tài sản tốt hơn, dễ dàng trao đổi tài sản hơn, và chống lại những người muốn chiếm đoạt.
 
Ở giai đoạn đầu, DigiPos tập trung tiếp vào tài sản số dạng hình ảnh. Mục tiêu ngắn hạn của nhóm là khai thác nhận thức và sự quan tâm của các họa sĩ Việt Nam, đặc biệt là các họa sĩ có kiến thức về NFT cũng như hoạt động hội họa có ứng dụng kỹ thuật số.
 
Các nhà phát triển dự án tin rằng đây là thời điểm phù hợp để mở rộng tiếp cận tới các đối tượng hoạt động sưu tầm như các viện bảo tàng, nhà đấu giá để có thể trao đổi trực tiếp tài sản trên thị trường NFT của DigiPos.
 
Trong tương lai, dự án sẽ mở rộng mạng lưới đến nhiều đối tượng tiềm năng hơn để đưa giải pháp của mình thành một sàn giao dịch NFT đa dạng tài sản và đối tượng tham gia.
 

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Số lượt đọc: 3976

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)