Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
Giám đốc Sở KH&CN kiểm tra kết quả triển khai nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ điện phân sản xuất nước uống Ion tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa (04/05/2022)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 25/04, ông Nguyễn Công Danh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng lãnh đạo Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Quản lý Công nghệ tiến hành kiểm tra kết quả triển khai nhiệm vụ “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ điện phân sản xuất nước uống Ion cho cơ sở sản xuất tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa” do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN thuộc Sở KH&CN chủ trì thực hiện.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao đòi hỏi nước uống, nước sinh hoạt cũng phải nâng cao chất lượng. Do đó, các kỹ thuật xử lý nước cũng ngày càng phải cải tiến để tăng hiệu quả, tăng công suất và tăng chất lượng nước sau xử lý. Việc ứng dụng công nghệ để sản xuất nước ion hóa đã và đang ngày càng được phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên các công nghệ này hiện nay chủ yếu là công nghệ nhập khẩu từ các nước tiên tiến với giá thành đắt đỏ dẫn tới các sản phẩm nước ion hóa đến tay người tiêu dùng có giá thành cao hơn rất nhiều so với nước đóng chai thông thường trên thị trường.

 

Theo số liệu các doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm trên trang thông tin điện tử của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019: Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng gần 50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết cung cấp ra thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO kết hợp UV sản xuất nước tinh khiết đóng chai, đóng bình. Hiện nay, chưa có đơn vị nào ứng dụng công nghệ từ trường, công nghệ điện phân để sản xuất nước Ion kiềm quy mô công nghiệp để cung cấp trên thị trường phục vụ người tiêu dùng.

 

Nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng khoa học và công nghệ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 4/8/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI, kỳ họp thứ mười bảy, thúc đẩy tiềm năng phát triển khoa học và công nghệ của Tỉnh, nâng cao chất lượng sức khỏe và đời sống của người dân, khả năng cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp. Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ điện phân, từ trường - lọc thẩm thấu ngược có bổ sung khoáng vào xử lý nước uống ion hóa tại Bà Rịa-Vũng Tàu (xã Hòa Long, TP Bà Rịa) nhằm làm chủ công nghệ sản xuất nước ion hóa tại địa phương và tạo ra sản phẩm nước Ion hóa có giá thành rẻ hơn trên thị trường, thúc đẩy phát triển rộng rãi lĩnh vực sản xuất nước mới đang có nhiều tiềm năng hiện nay.

 

Theo đó, mục tiêu chung của nhiệm vụ là Ứng dụng công nghệ điện phân xây dựng mô hình sản xuất nước uống tinh khiết Ion cho cơ sở sản xuất tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa. Cụ thể như: Xây dựng mô hình sản xuất nước uống tinh khiết Ion bằng công nghệ điện phân, từ trường - lọc thẩm thấu ngược có bổ sung khoáng với quy mô 500 lít/giờ tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa; Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật hệ thống sản xuất nước uống Ion bằng công nghệ điện phân, từ trường - lọc thẩm thấu ngược có bổ sung khoáng vào xử lý nước uống; Sản xuất thử nghiệm 1000 bình 18,5 lít.

 

Qua thời gian triển khai thực hiện, mô hình hệ thống sản xuất nước tinh khiết Ion có quy mô 500lít/giờ tại cơ sở sản xuất nước thuộc xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm các thiết bị đã được thi công lắp đặt và đưa vào vận hành, sử dụng.

 

Đây là mô hình áp dụng công nghệ mới lần đầu tiên triển khai tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đem lại những hiệu quả thiết thực như: Là một mô hình mẫu về việc ứng dụng công nghệ mới hỗ trợ cải tiến quy trình, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Tạo ra sản phẩm sạch, an toàn góp phần bảo vệ và hỗ trợ nâng cao sức khỏe người tiêu dùng. Khai thác và nâng cao giá trị tài nguyên thiên nhiên sẵn có của địa phương. Từng bước tạo công ăn việc làm, cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp địa phương với các sản phẩm của các thương hiệu khác trên thị trường.

 

Tại buổi kiểm tra kết quả triển khai nhiệm vụ, các thành viên Đoàn kiểm tra đã đánh giá cao chất lượng sản phẩm cũng như hình thức của sản phẩm. Tuy nhiên,  Đoàn kiểm tra cũng yêu cầu đơn vị triển khai chỉnh sửa một số ý kiến theo đóng góp.

 

 

Đoàn kiểm tra Sở KH&CN chụp hình lưu niệm tại cơ sở sản xuất nước uống Ion

 

 

 

Nước Ion giàu vị khoáng tự nhiên cho cơ thể

So với nước khoáng, nước suối hoặc nước đóng chai khác, nước ion sở hữu những đặc tính nổi bật của nước ion kiềm, nhất là tính kiềm tốt cho sức khỏe với độ pH phù hợp cơ thể từ khoảng 8.5 - 9.5. Nước ion đã phổ biến tại các quốc gia phát triển từ hơn 50 năm trước với tên gọi nước điện giải ion kiềm tuy nhiên tại Việt Nam, đây là loại nước mới được biết đến và đang dần chinh phục người tiêu dùng với những lợi ích sức khỏe mang lại như: cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc, giải độc bằng cách tăng cường bài tiết tốt hơn; giàu vi khoáng tự nhiên (Ca, Na, K, Mg...) Chứa thành phần hydro hoạt tính giúp chống oxy hóa.

 

Trong nước điện giải có thể loại bỏ đại đa số chất có hại, trở thành loại nước sạch sẽ, giữ lại những nguyên tố có lợi cho cơ thể con người: sau khi qua điện giải, những khoáng chất có lợi cho sức khỏe được giữ lại như canxi, magie, kali, natri… bị ion hóa, có lợi hơn cho sự hấp thu của cơ thể.

 

Nước ion hóa có khả năng chuyển đổi cấu trúc phân tử của nước thành các cụm nhỏ hơn, các cụm nước nhỏ này sẽ tự tăng cường sinh học có sẵn trong nước và thúc đẩy các chức năng sinh học phức tạp khác có trong cơ thể của người, động vật và thực vật đang sống trong vũ trụ từ trường không ổn định; Làm lành vết thương nhanh hơn bình thường, dùng để rửa vết thương giúp giảm đau và chuyển hóa tích cực các thuốc chữa bệnh cho vết thương; Giúp hấp thụ, chuyển hóa các chất dinh dưỡng, giải độc ở cấp độ cơ bản tạo điều kiện cho các chức năng khác hoạt động hiệu quả; Cải thiện chất lượng nước trong cơ thể của người, động vật và thực vật hỗ trợ cho hoạt động sinh học xâm nhập vào tế bào để Hydrat hóa các độc tố có trong tế bào cơ thể người, động vật và thực vật.

 

 

Nguồn: Huyền Trân

Số lượt đọc: 2285

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Chuyển giao ứng dụng kết quả đề tài nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ đợt II năm 2024 (01/11/2024)
  • Tư vấn tuyển chọn thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong lĩnh vực trồng trọt tại huyện Côn Đảo” (27/09/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất giải pháp ứng phó (20/09/2024)
  • Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2024 (đợt 1) (25/07/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài Nghiên cứu, xác định nguyên nhân nhiễm mặn và đề xuất các giải pháp hạn chế tác động ở khu vực cánh đồng Bưng, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (18/07/2024)
  • Hội đồng nghiệm dự án SXTN “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn VietGAP theo hướng hữu cơ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (23/04/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu dự án sản xuất thử nghiệm “Xây dựng các mô hình chuyển đổi – thâm canh một số cây trồng có hiệu quả tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (12/04/2024)
  • Hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu năm 2023 (14/03/2024)
  • Hội đồng nghiệm thu đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể Dugong (Dugong dugon) và cỏ biển tại Côn Đảo, đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn” (04/03/2024)
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi Ruồi lính đen (Hermetia illucens) để xử lý chất thải nông nghiệp và sản xuất thức ăn chăn nuôi thuỷ sản ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (15/12/2023)