Chuyển đổi số
6 định hướng chuyển đổi số năm 2022 (09/04/2022)
-   +   A-   A+   In  
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sẽ có 6 định hướng và 22 nhiệm vụ cụ thể trong chuyển đổi số năm 2022.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022 dành cho lãnh đạo đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin. 

Đây là hoạt động đầu tiên khởi động cho Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số trong năm 2022, nhằm mang tới thông tin hữu ích và chuyển biến trong nhận thức cũng như trong hành động của người đứng đầu các đơn vị chuyên trách CNTT. Chương trình nhằm thúc đẩy, hỗ trợ và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai chuyển đổi số có những bước đột phá trong năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết: Thủ tướng đã chỉ đạo chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là động lực. Do đó, định hướng xuyên suốt trong năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh G.P.

Để thúc đẩy, hỗ trợ và hướng dẫn các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số có những bước đột phá trong năm 2022, ngày 06/3/2022, Bộ TT&TT đã có Văn bản số 797/BTTTT-THH hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022.

Theo đó, các đơn vị chuyên trách CNTT các Bộ, Ngành, địa phương cần chú trọng triển khai chuyển đổi số dựa trên 6 định hướng và 22 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022.

Sáu định hướng gồm: Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm; Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện; Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng; Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp; Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 892

Về trang trước Về đầu trang