Giải quyết Khiếu nại - Tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo tại cấp tỉnh (23/06/2011)
-   +   A-   A+   In  

Trình tự thực hiện:

 

- Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo: Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

- Cơ quan tiếp nhận đơn:

+ Đơn thuộc thẩm quyền của giám đốc Sở: Bộ phận xử lý đơn thư của các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban Tiếp Công dân tỉnh.

 

 

 

- Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh). Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo, người tố cáo;  thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh…(Theo quy định tại các điều từ Điều 12- Điều 20 của Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ).

 

 

 

- Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo: căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kết luận nội dung tố cáo.

 

 

 

- Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo: Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, chủ tịch UBND tỉnh hoặc thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 24 Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013.

 

 

 

- Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 30/9/2013:

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ.

2. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

a) Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo.

b) Gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo Mẫu số 19-TC ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bản xử lý tố cáo.

 

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ và ngày tết):

      -  Buổi sáng:  Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút

      -  Buổi chiều:  Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút

 

Cách thức thực hiện: 

- Tố cáo trực tiếp  

- Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện

 

 

 

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

+ Các tài liệu liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

 

Thời hạn giải quyết:

      Theo quy định tại Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011: thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

 

 Đối tượng thực hiện TTHC:

- Cá nhân

 

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở và cấp tương đương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Tiếp Công dân tỉnh, Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Kết quả thực hiện TTHC: Kết luận  nội dung tố cáo và quyết định xử lý người có hành vi vi phạm bị tố cáo.

 

 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu đơn yêu cầu bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo (Mẫu số số 07, ban hành Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ.

 

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo năm 2011: Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

 

 

Căn cứ pháp lý của TTHC:

Luật Tố cáo năm 2011; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố cáo; Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo; Thông tư 06/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 31/10/2014.

 

Biểu mẫu đính kèm: Đơn yêu cầu

 

Nguồn: Sở KH&CN

Số lượt đọc: 1138

Về trang trước Về đầu trang