Tin KHCN nước ngoài
Robot sinh học tự tái tạo đầu tiên trên thế giới (10/12/2021)
-   +   A-   A+   In  

Trong nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), các nhà khoa học tại Đại học Harvard và Đại học Vermont đã tạo ra những robot sinh học tự tái tạo đầu tiên trên thế giới gọi là “xenobots”.

Nhóm nghiên cứu chế tạo xenobots bằng vật liệu tế bào gốc đa năng lấy từ da của phôi thai ếch, cụ thể là loài ếch có vuốt châu Phi (Xenopus laevis). Xenobots không sinh sản bằng cách phân bào hoặc bất kỳ cách nào khác mà tế bào dùng để phân chia và tái tạo trong các trường hợp bình thường. Thay vào đó, xenobots tự tái tạo từ nguyên liệu thô – tế bào da ếch trôi nổi tự do – và hình thành nhiều thế hệ sinh vật gần giống nhau.

Xenobots có hình dạng giống như nhân vật Pac-Man trong trò chơi điện tử với kích thước nhỏ hơn một milimet. Chúng chủ yếu di chuyển theo hình xoắn ốc, sử dụng chiếc “miệng” mở rộng để xúc các tế bào da trôi nổi tự do thành từng đống nhỏ. Các tế bào này có có xu hướng dính chặt sau khi tiếp xúc với nhau, cuối cùng tạo ra những xenobots mới.

Quá trình tự sao chép của xenobots là một quá trình khá phức tạp, cho đến nay chỉ có thể được thực hiện trong một đĩa thí nghiệm.

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Số lượt đọc: 3931

Về trang trước Về đầu trang