Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu chuẩn hóa nguồn dược liệu và tạo sản phẩm thực phẩm bảo vệ gan từ cao chiết cây An xoa (08/12/2021)
-   +   A-   A+   In  

Hiện nay, mô hình chuỗi liên kết được cho là giải pháp bền vững để phát huy thế mạnh và tạo giá trị từ nguồn dược liệu mang tính đặc trưng của nhiều địa phương, trong đó có Đắk Nông. 

Nhằm tạo cơ sở khoa học để xây dựng mô hình liên kết này, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hợp tác với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu chuẩn hóa nguồn dược liệu và tạo sản phẩm thực phẩm bảo vệ gan từ cao chiết cây An xoa (Tổ kén - Helicteres sp.) tại tỉnh Đắk Nông”, Viện Sinh học nhiệt đới thực hiện từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020, do TS. Bùi Đình Thạch làm chủ nhiệm.

Địa hình Đắk Nông chạy dài và thấp dần từ đông sang tây, với địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh cùng với khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Với sự đa dạng về tự nhiên, Đắk Nông được đánh giá có hệ động vật, thực vật phong phú và đa dạng với 1.489 loài thuộc 768 chi, 186 họ, 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Để tạo động lực và định hướng cho việc phát triển nguồn tài nguyên tại địa phương, Tỉnh ủy Đắk Nông đã có chỉ thị số 22-CT/TU ngày 20/9/2017 “về phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”. Hiện nay, mô hình chuỗi liên kết được cho là giải pháp bền vững để phát huy thế mạnh và tạo giá trị từ nguồn dược liệu mang tính đặc trưng của địa phương. Nhằm tạo cơ sở khoa học để xây dựng mô hình liên kết này, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hợp tác với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt đề tài trên. Các mục tiêu cụ thể của đề tài là: Điều tra sự phân bố các loài an xoa phân bố tại Đắk Nông; Phân tích hoạt tính và chọn lọc nguồn nguyên liệu an xoa; Chuẩn hóa cao chiết và tạo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cao chiết cây an xoa.

Sau hai năm triển khai đề tài đã thu được những kết quả sau: Đã xác định được 7 loài trong chi An xoa (Helicteres L.) tại Đắk Nông và công bố 1 loài mới trong chi An xoa phân bố tại Đắk Nông (Helicteres daknongensis V.S. Dang & D.T. Bui). Thông qua các phân tích sinh lý và sinh hóa đã chọn được loài có hoạt tính cao phân bố tại Đắk Nông. Chuẩn hóa nguồn dược liệu và tạo sản phẩm chứa cao chiết dược liệu có khả năng đưa vào thử nghiệm sản xuất, thương mại hóa (với các công dụng: Chống oxy hóa, giảm gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, giải độc gan và bảo vệ gan). Đề tài đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm ISO - Proliver chứa dược liệu An xoa.

Đề tài đã được Viện Hàn lâm KHCNVN và UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức nghiệm thu đánh giá kết Ngoài ra, kết quả đề tài được địa phương đánh giá cao và đã đề ra kế hoạch phát triển nguồn dược liệu này tại địa phương. Trên cơ sở các kết quả đã đạt được, nhóm nghiên cứu định hướng tiếp tục triển khai nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương, phối hợp với doanh nghiệp triển khai thương mại hóa sản phẩm từ nguồn dược liệu này để tạo mô hình phát triển theo chuỗi liên kết cho cây An xoa tại tỉnh Đắk Nông.

 

Nguồn: https://www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 3102

Về trang trước Về đầu trang