Tin KHCN trong nước
Công bố thêm một loài nhện mới (26/02/2015)
-   +   A-   A+   In  
Loài nhện mới có tên khoa học là Belisana denticulata Phạm, 2015; được phát hiện bởi TS. Phạm Đình Sắc thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mô tả của loài nhện này được công bố trên Tạp chí Quốc tế chuyên ngành Zookeys

Loài nhện mới có tên khoa học là Belisana denticulata Phạm, 2015; được phát hiện bởi TS. Phạm Đình Sắc thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mô tả của loài nhện này được công bố trên Tạp chí Quốc tế chuyên ngành Zookeys, 480: 41-47 (ngày 2 tháng 2 năm 2015).

 

Mô tả:

Kích thước cơ thể nhện đực (mm): chiều dài 1,97; giáp đầu ngực (dài 0,74 - rộng 0,80), bụng (dài 1,23 - rộng 0,84). Chân I: – (3,72 + 0,36 + – + – + –), chân II: 10,78 (2,95 + 0.34 + 2,62 + 3,89 + 0,98), chân III: 6,96 (1,87 + 0,30 + 1,72 + 2,41 + 0,66), chân IV: 9,22 (2,60 + 0,31 + 2,34 + 3,25 + 0,72). Giáp đầu ngực màu vàng nhạt, xung quanh mép màu nâu. Bụng và các chân màu vàng nhạt. Khoảng cách mắt PME-PME 0,21; PME 0,09; PME-ALE 0,02; không có AME. Trên chân kìm có một đôi mấu bên dài hình ngón tay, và một đôi mấu ngoại biên dài và cong. Mấu xúc biện đơn giản, nhưng phần ngoài thì phức tạp, với một răng nhỏ, một gai cong và một khối màng bao phủ. Các chân có nhiều lông trên cứng trên đốt trước bàn.

A. Hành trên xúc biện; B. Chân kìm; C.–Mặt lưng; D. Mặt bụng; E. Mặt bên.( b = Hành, ba = Mấu trên hành, da = Mấu ngoại biên, e = Mấu sinh dục, pa = Mấu bên. (Ảnh Phạm Đình Sắc)

Loài Belisana denticulata Phạm, 2015 tương tự với loài Belisanna scharffi Huber, 2005, nhưng khác ở đặc điểm là khoảng cách giữa mấu ngoại biên và mấu bên trên chân kìm cách xa nhau, sự có mặt của mảnh xương cứng hình yên ngựa trên mấu xúc biện, và sự xuất hiện của một khối màng bao phủ trên mấu xúc biện.

Loài nhện mới này thuộc họ Pholcidae được mô tả dựa trên các mẫu vật thu thập được ở Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguồn: vast.ac.vn

Số lượt đọc: 8435

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)