Tin KHCN nước ngoài
Chế tạo thành công hệ thống sản xuất nước 24/7 từ không khí (28/06/2021)
-   +   A-   A+   In  

Viện Công nghệ Liên bang Zurich mới đây đã hoàn tất xây dựng hệ thống cho phép thu thập nước suốt 24h trong ngày mà không cần tới năng lượng đầu vào. Giai đoạn vận hành thử cho thấy mô hình đang hoạt động vô cùng hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Viện Công nghệ Liên bang Zurich (ETH Zurich) vừa phát triển thành công công nghệ cho phép họ thu thập nước suốt 24 giờ trong ngày mà không cần năng lượng đầu vào, thậm chí hệ thống còn hoạt động được dưới ánh nắng gắt.

Về cơ bản, thiết bị mới chỉ bao gồm một tấm phản chiếu được phủ một lớp sơn đặc biệt kết hợp giữa polymer và bạc, khiến bề mặt thiết bị phản lại bức xạ cực tím tại một bước sóng nhất định, cho phép nó bắn thẳng bức xạ ra không gian mà không để bầu khí quyển hấp thụ. Nón chắn bức xạ còn có tác dụng phản lại bức xạ nhiệt, ngăn phần còn lại của thiết bị khỏi nóng lên, đồng thời cho phép thiết bị tỏa nhiệt. Quá trình tản nhiệt này tự diễn ra, không cần sự can thiệp của thiết bị phụ trợ hay người vận hành.

large_ETH_Zurich_condenser_768x432_f2a9943ba4

Theo đó, thiết kế này cho phép mô hình tự làm giảm nhiệt xuống thấp hơn tối đa khoảng 15 độ C so với khu vực xung quanh. Nhờ có sự chênh lệch này, hơi ẩm sẽ xuất hiện trong khu vực lòng của chiếc phếu khổng lồ. Ở khoang dưới, thiết bị chuyển hơi ẩm trong không khí thành nước. 

Hiện nay, nhiều khu vực trên thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt. Để giải quyết điều này, hàng loạt sáng kiến để chiết xuất nước ngọt đã ra đời nhưng đều tồn tại nhiều điểm yếu.

Ví dụ, nhà máy lọc nước biển cần nhiều năng lượng, một số hệ thống thu nước bị động phụ thuộc vào mức chênh lệch nhiệt độ giữa hai buổi sáng tối, còn lưới thu sương lại chỉ hoạt động về đêm. Khi đi tìm nước tại những khu vực khô nóng quanh năm, nằm sâu trong đất liền, những công nghệ trên sẽ trở nên vô nghĩa và không thể ứng dụng.

Mô hình sản xuất từ không khí của Viện Công nghệ Liên bang Zurich được kỳ vọng có thể giải quyết những tồn tại của các hệ thống trên và góp phần tạo nguồn nước ngọt ổn định cho các khu vực khó khăn trên thế giới.

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 3696

Về trang trước Về đầu trang