Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu tìm hiểu hệ thống nước làm mát lò phản ứng hạt nhân nước áp lực và xây dựng một số quy trình phân tích các thành phần chính của nước mô phỏng hệ làm mát (27/03/2021)
-   +   A-   A+   In  
Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Xạ hiếm - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam do ThS. Nguyễn Thị Kim Dung làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tìm hiểu hệ thống nước làm mát lò phản ứng hạt nhân nước áp lực và xây dựng một số quy trình phân tích các thành phần chính của nước mô phỏng hệ làm mát” từ năm 2016 đến 2017.

Mục tiêu của đề tài là đào tạo cán bộ, hình thành nhóm nghiên cứu về hóa học nước của lò phản ứng nước áp lực AP 1000; Tìm hiểu chương trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) của nước làm mát vòng sơ cấp lò áp lực kiểu VVER 1200, nghiên cứu một số quy trình đánh giá chất lượng nước trong phòng thí nghiệm;

Nhóm nghiên cứu đã thu được những kết quả sau:

- Đã hoàn thiện 4 chuyên đề tổng quan và được hội đổng thẩm định thông qua và đánh giá cao những kiến thức mà nhóm thực hiện tổng hợp được;

- Đã xây dựng 05 quy trình phân tích xác định các thành phần chính nước làm mát vòng sơ cấp lò nước áp lực trong điều kiện phòng thí nghiệm với các mẫu nước mô phỏng có thành phần tương tự nước làm mát lò áp lực;

- Đã đạt được mục đích đào tạo cán bộ trong nhóm nghiên cứu. Nội dung khoa học của đề tài đã được thực hiện đầy đủ theo đăng ký trong thuyết minh, đáp ứng mục tiêu của đề tài. Các nội dung thực nghiệm đã được nghiên cứu chi tiết và đáp ứng yêu cầu xây dựng các quy trình phân tích mẫu nước mô phỏng và mở dụng áp dụng cho các đối tượng môi trường. Chuyên đề tính pH của dung dịch mô phỏng phụ thuộc nhiệt độ là một nỗ lực lớn tiếp cận với kiến thức lý thuyết, giúp cán bộ trẻ mở rộng kiến thức, có triển vọng đóng góp cho điện hạt nhân tương lại; Kiến thức thu được thông qua thực nghiệm nghiên cứu xây dựng một số quy trình kiểm soát chất lượng nước rất có ý nghĩa đối với cán bộ nghiên cứu và tài liệu của đề tài (tổng quan và thực nghiệm) sẽ bổ ích cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15134) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

 

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 532

Về trang trước Về đầu trang