Thông tin chỉ đạo điều hành
UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 (07/09/2020)
-   +   A-   A+   In  
Nhằm triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện theo yêu cầu của Bộ Y tế tại Công văn số 4074/BYT-MT.

Tại Công văn nêu trên, Bộ Y tế đề nghị:

1. Các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phê duyệt Kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030; Đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và Bộ, ngành giai đoạn 2020 - 2030.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành/đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hằng năm và giai đoạn của địa phương; Đồng thời bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

3. Các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện và định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Y tế) theo quy định.

Quyết định số 659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành với mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng chống bệnh, tật, và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Chương trình được triển khai thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030 trên phạm vi toàn quốc (các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động); ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi, lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.

Các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình là:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên ngành

2. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ chuyên môn kỹ thuật y tế và tin học hóa

4. Đẩy mạnh truyền thông và vận động xã hội

5. Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có và nguồn xã hội hóa.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; thiết lập hệ thống giám sát quốc gia quản lý thông tin về sức khỏe người lao động…

7. Tăng cường hợp tác quốc tế

Nguồn: UBND Tỉnh

Số lượt đọc: 1705

Về trang trước Về đầu trang