Tin KHCN nước ngoài
Gỗ pha kim loại kháng nước và nấm mốc (19/02/2020)
-   +   A-   A+   In  

Trong khi gỗ chắc chắn có nhiều đặc tính ưa thích khi làm vật liệu xây dựng thì nó thường phải xử lý bằng áp suất với các hóa chất không thân thiện với môi trường để chống mục. Với ý nghĩ đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu một loại vật liệu thay thế xanh hơn, bổ sung cho gỗ một ít oxit kim loại.

Một nhóm tại Đại học Georgia Tech đang tận dụng một kỹ thuật hiện có có tên lắng đọng lớp nguyên tử. Mặc dù thường được sử dụng trong sản xuất thiết bị điện tử, trong trường hợp này công nghệ được sử dụng để làm lắng đọng một lớp phủ bảo vệ oxit kim loại cực mỏng trên toàn bộ cấu trúc tế bào của miếng gỗ.

Quy trình liên quan đến việc đặt gỗ vào một một buồng kính khí áp suất thấp sau đó đưa khí oxit kim loại vào. Các phân tử khí bắt đầu thẩm thấu qua gỗ - đi xuyên qua gỗ - sử dụng các lỗ liên kết trong gỗ làm đường đi bên trong. Khi các phân tử thẩm thấu, chúng phản ứng với gỗ, hình thành một lớp phủ oxit kim loại trên cấu trúc bên trong của gỗ.

Mặc dù lớp phủ đó chỉ dày vài nguyên tử nhưng nó vẫn có khả năng ngăn gỗ hấp thu nước rất hiệu quả thậm chí khi gỗ bị ngâm trong nước. Kết quả là, và khả năng cũng do các tác dụng khác của việc xử lý, gỗ có sức kháng mạnh hơn với sự sinh trưởng của nấm mốc theo thời gian. Và như một phần thưởng bổ sung, gỗ đã qua xử lý cũng dẫn nhiệt kém hơn gỗ thường, cho phép gỗ cách nhiệt cho các tòa nhà tốt hơn.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã pha những khúc gỗ thông dài 25 mm với 3 loại oxit kim loại: titan oxit, nhôm oxit và kẽm oxit. Các nhà nghiên cứu nhận thấy titan oxit ngăn gỗ hấp thu nước hiệu quả nhất – một miếng gỗ 2x4 chưa xử lý hấp thu nước cao gấp 3 lần.

Cùng với tính linh hoạt và khả năng tái tạo, một trong những điểm “ăn tiền” khác của gỗ với vai trò là vật liệu xây dựng là thực tế rằng khi thải bỏ, gỗ có khả năng tự phân hủy. Nghiên cứu thêm là cần thiết để làm rõ xem xử lý bằng oxit kim loại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ như thế nào.

Nguồn: dost-dongnai.gov.vn

Số lượt đọc: 3338

Về trang trước Về đầu trang