Những ngày qua, khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra khiến người dân lo lắng, hàng ngàn sinh viên, học sinh phải nghỉ học thì những giảng viên khoa Hóa - Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vẫn miệt mài trong phòng thí nghiệm để chế tạo ra loại nước rửa tay sát khuẩn, ngăn virus lây lan.
PGS Nguyễn Đình Lâm - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (giảng viên khoa Hóa) của nhà trường chia sẻ: “Khi dịch bệnh do virus Corona gây ra lan rộng thì nhà trường đã họp ban phòng chống dịch vào ngày 3/2/2020. Tại buổi họp này, chúng tôi nhận được những thông tin về việc nhiều địa phương đang gặp khó khăn, thiếu thốn các vật tư y tế dùng để tẩy rửa sát khuẩn. Nhiều cửa hàng còn găm hàng không bán khiến người dân khó tiếp cận để mua. Trong khi vấn đề này thì các giảng viên của khoa Hóa có thể giải quyết được”.
Thầy Lâm chia sẻ, việc sản xuất một loại nước sát khuẩn để chống dịch Corona có thể được nghiên cứu và sản xuất ngay trong phòng thí nghiệm của nhà trường.
Thầy Lâm đã tập hợp một nhóm gồm nhiều giảng viên khoa Hóa bắt tay vào nghiên cứu để có thể sớm sản xuất đại trà.
“Sản xuất thuốc sát khuẩn không khó, nhưng giữa nhiều thành phần hóa chất dùng để sát khuẩn thì mình phải chọn ra được một thành phần bảo đảm theo tiêu chuẩn và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO. Sau cuộc họp thì đến khoảng giữa trưa, chúng tôi chọn được thành phần và bắt tay vào điều chế, thử nghiệm tính sát khuẩn của nó”.
Sau hai ngày làm việc cật lực trong phòng thí nghiệm, chiều ngày 5/2/2020, nhóm giảng viên khoa Hóa của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã cho ra lò dung dịch rửa tay sát khuẩn theo tiêu chuẩn của WHO khuyến cáo.
Dung dịch này được đựng trong các chai thủy tinh có thể tích 500ml với đầy đủ thành phần hóa học cần thiết.
PGS Nguyễn Đình Lâm - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (giảng viên khoa Hóa) của nhà trường chia sẻ: “Khi dịch bệnh do virus Corona gây ra lan rộng thì nhà trường đã họp ban phòng chống dịch vào ngày 3/2/2020. Tại buổi họp này, chúng tôi nhận được những thông tin về việc nhiều địa phương đang gặp khó khăn, thiếu thốn các vật tư y tế dùng để tẩy rửa sát khuẩn. Nhiều cửa hàng còn găm hàng không bán khiến người dân khó tiếp cận để mua. Trong khi vấn đề này thì các giảng viên của khoa Hóa có thể giải quyết được”.
Thầy Lâm chia sẻ, việc sản xuất một loại nước sát khuẩn để chống dịch Corona có thể được nghiên cứu và sản xuất ngay trong phòng thí nghiệm của nhà trường.
Thầy Lâm đã tập hợp một nhóm gồm nhiều giảng viên khoa Hóa bắt tay vào nghiên cứu để có thể sớm sản xuất đại trà.
“Sản xuất thuốc sát khuẩn không khó, nhưng giữa nhiều thành phần hóa chất dùng để sát khuẩn thì mình phải chọn ra được một thành phần bảo đảm theo tiêu chuẩn và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO. Sau cuộc họp thì đến khoảng giữa trưa, chúng tôi chọn được thành phần và bắt tay vào điều chế, thử nghiệm tính sát khuẩn của nó”.
Sau hai ngày làm việc cật lực trong phòng thí nghiệm, chiều ngày 5/2/2020, nhóm giảng viên khoa Hóa của Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã cho ra lò dung dịch rửa tay sát khuẩn theo tiêu chuẩn của WHO khuyến cáo.
Dung dịch này được đựng trong các chai thủy tinh có thể tích 500ml với đầy đủ thành phần hóa học cần thiết.
Sản phẩm sát khuẩn theo tiêu chuẩn và khuyến cáo của WHO do Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng điều chế. Ảnh: AN
Một giảng viên tham gia điều chế dung dịch cho biết: “Công dụng của dung dịch này là dùng để sát khuẩn tay nhanh. Chúng tôi đã kiểm tra độ sát khuẩn của dung dịch này và nó hoàn toàn đảm bảo chất lượng yêu cầu”.
Sản phẩm này sẽ được đặt tại các khu giảng đường, hành lang, các phòng họp, phòng tiếp khách, khu hành chính một cửa phục vụ sinh viên, giảng viên và cán bộ nhà trường khi sinh viên bắt đầu nhập học trở lại.
Thầy Lâm cũng thông tin thêm, ban đầu việc sản xuất dung dịch sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu trong Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Nếu các trường khác trong Đại học Đà Nẵng cần cũng có thể sử liên hệ để điều chế thêm, mang về sử dụng.
“Để đưa ra thị trường thì cần phải có các kiểm định chất lượng nên trước mắt, dung dịch này có thể được dùng để hỗ trợ cho các trường trung học phổ thông nếu họ cần”, thầy Lâm nói.