Tin KHCN nước ngoài
Kỹ thuật lập bản đồ vũ trụ mới (30/10/2014)
-   +   A-   A+   In  

Sử dụng ánh sáng rất mờ nhạt từ các thiên hà cách trái đất 10,8 tỷ năm ánh sáng, các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ ba chiều của một phần của vũ trụ trong giai đoạn đang hình thành. 

Nghiên cứu mới do giáo sư Khee-Gan Lee tại Viện Max Planck Thiên văn học dẫn đầu, kết hợp với các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Berkeley và UC Berkeley, sẽ được công bố trên số tới của tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Ngoài việc tạo thành bản đồ mới của một phần vũ trụ ở giai đoạn đang phát triển, theo ông David Schlegel đến từ Phòng thí nghiệm Berkeley, công trình này còn chứng tỏ kỹ thuật mới có khả năng lập các bản đồ vũ trụ có độ phân giải cao. Kỹ thuật này (DESI) sử dụng các thiên hà xa xôi làm ánh sáng nền cho khí hydro để lập bản đồ.

Bản đồ 3D đầu tiên của vũ trụ đã được tạo ra sử dụng dữ liệu từ Digital Sky Survey Sloan (SDSS), bắt đầu vào năm 1998. Trong những năm qua, các cuộc khảo sát đã được thực hiện nhằm tìm kiếm dữ liệu để tạo ra một bản đồ có độ phân giải cao của vũ trụ trong khoảng 1 tỷ năm ánh sáng. Việc nâng cấp kính viễn vọng đã mở rộng khả năng lập bản đồ vũ trụ với khoảng 6 tỷ năm ánh sáng, nhưng, theo ông Schlegel, đó là một bản đồ khá thô với dữ liệu không đầy đủ trong một số khu vực. Kỹ thuật mới DESI sẽ cho phép các nhà khoa học tạo nên bản đồ lớn gấp 10 lần của SDSS với khoảng 10 tỷ năm ánh sáng. 


Ngoài việc bản đồ sẽ trở nên rất lớn với 10 tỷ năm ánh sáng, ông Schlegel kỳ vọng là bản đồ mới sẽ phân bố tốt hơn . Lý do là các nhà thiên văn học trước đây áp dụng kỹ thuật quen thuộc là sử dụng ánh sáng của các chuẩn tinh để tạo nên bản đồ. Không may là ánh sáng này phân tán và hiếm. Kỹ thuật này sử dụng một hiện tượng gọi là sự hấp thụ Lyman-alpha, dựa vào những đám mây hydro lớn tồn tại giữa Trái Đất và các chuẩn tinh xa xôi và các thiên hà. Ở một khoảng cách nhất định, được đo bằng sự thay đổi màu đỏ của ánh sáng, các nhà thiên văn có thể xác định mật độ của hydro, dựa trên sự hấp thu ánh sáng của chuẩn tinh. Vấn đề là điều này chỉ cung cấp thông tin về sự hiện diện của hydro dọc theo đường thẳng, không phải trên không gian rộng lớn. 


Các nhà nghiên cứu tin rằng kỹ thuật mới trong đó sử dụng ánh sáng cực yếu của nhiều thiên hà xa xôi thay vì của chuẩn tinh thưa thớt, có thể cho biết nhiều về không gian hiện diện của hydro hơn kỹ thuật cũ. 

Nguồn: cesti

Số lượt đọc: 8820

Về trang trước Về đầu trang