Tin KHCN nước ngoài
Nghiên cứu về các nguyên nhân chính khiến các sông băng tan chảy trong hai thập kỷ qua (16/10/2014)
-   +   A-   A+   In  

Một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Science về các nguyên nhân chính khiến các sông băng tan chảy trong hai thập kỷ qua cho thấy con người là tác nhân chủ yếu dẫn đến việc các sông băng trên thế giới bị tan chảy với khối lượng rất lớn trong hai thập kỷ qua.

Trên Trái đất, băng có ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu ở Bắc Cực và Nam Cực. Các nhà khoa học nhận thấy băng bị tan chảy nhiều nhất là tại các sông băng ở phần cực bắc Canada, tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ, phía nam dãy núi Andes ở Nam Mỹ và ở dãy núi Himalaya.

 

Các nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học Clark Hoa Kỳ biết các sông băng tại các khu vực nói trên dù chỉ chiếm 1% khối lượng băng toàn cầu, nhưng lượng băng tan chảy của các vùng này tương đương với khối lượng băng tan của cả Bắc Cực và Nam Cực cộng lại trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2009. Cũng chỉ trong thời gian này, mỗi năm có khoảng 260 tỷ tấn băng chảy vào các đại dương, khiến mực nước đại dương dâng lên 0,7 milimet. Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khí hậu và Địa vật lý của Áo, dựa trên thiết lập một mô hình tin học, cho thấy các nhân tố tự nhiên của quá trình Trái đất bị hâm nóng, như núi lửa và mặt trời. Theo nghiên cứu này, các hoạt động của con người gây ra hiệu ứng nhà kính và gây ra đến 70% tổng số lượng sông băng bị tan chảy vào đại dương.

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khí hậu và Địa vật lý của Áo cho biết rằng từ năm 1851 (năm khởi đầu của thời kỳ công nghiệp hóa) đến năm 1989 đã có khoảng 25% khối lượng sông băng tan là do các hoạt động của con người. Thế nhưng chỉ tính riêng từ năm 1991 đến 2010, tỷ lệ này đã tăng lên 69%, như vậy có thể thấy con người là tác nhân chính khiến lượng băng tan chảy vào các đại dương. Nếu tất cả các sông băng trên thế giới tan chảy, mực nước đại dương sẽ dâng lên 61 cm.  

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 10038

Về trang trước Về đầu trang